Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 7 đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 7
  • Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ lớp 7

Thiên nhiên trong thơ ca luôn là chủ đề quen thuộc của các nhà văn nhà thơ. Qua những tác phẩm đó ta thêm yêu hơn cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên, đất nước, quê hương mình. Thiên nhiên qua những hồn thơ mà trở nên giàu sức sống, mỗi cảnh vật dường như trở nên sống động, mang tình cảm, cảm xúc như con người. Xa ngắm thác núi Lư của như thơ Lí Bạch cũng là một tác phẩm như thế, qua những hồn thơ giầu cảm xúc của Lí Bạch ta cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ mà vô cùng cùng sống động của thác núi. Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên trong tác phẩm.

SOẠN BÀI XA NGẮM THÁC NÚI LƯ LỚP 7 

I. Tìm hiểu chung về bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 7 tập 1

1. Tác giả

Lí Bạch (701- 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên. Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kỳ vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.

2. Tác phẩm

Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ. Lư Sơn là tên một dãy núi ở tỉnh Giang Tây.

II. Hướng dẫn soạn bài Xa ngắm thác núi Lư

1. Câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Vị trí đứng ngắm núi Lư của tác giả: Tác giả đứng ngắm núi Lư từ xa

Từ vị trí đó tác giả có thể bao quát toàn bộ cảnh vật của núi Lư, từ đó tác giả có thể có cái nhìn tổng quát về vẻ đẹp của thác núi.

2. Câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, câu thơ thứ nhất miêu tả thác nước khi được mặt trời soi rọi, thác nước tung bọt trắng xóa, mây khói của thác nước trong ánh sáng của mặt trời như được chuyển thành mầu tía.

Trong câu thơ đầu tiên, hình ảnh thác núi Lư hiện lên thật huyền ảo, một vẻ đẹp khác thường, chính điều đó đã làm nền cho bức tranh phong cảnh và ba câu thơ cuối. Nhờ đó mà ở những câu thơ tiếp theo, núi Lư hiện lên với một vẻ đẹp thật tráng lệ, sống động.

3. Câu 3 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Những vẻ đẹp khác nhau của thác được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu cuối là:

  • Trong câu thơ thứ hai: Nhà thơ nhìn thác nước từ xa như một dải lụa trắng rủ xuống. Từ “quải” được tác giả sử dụng để biến cái động thành cái tĩnh.
  • Trong câu thơ thứ ba: Thác nước được tác giả miêu tả với độ cao ngút ngàn “ba ngàn thước”, dốc thẳng,
  • Trong câu thơ cuối: Cảnh vật trở nên tráng lệ, hùng vĩ, tốc độ chảy nhanh và mạnh làm tác giả có ảo giác về một dải ngân hà

4. Câu 4 trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Qua những đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta thấy được tác giả là một người rất yêu thiên nhiên, tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ, tài hoa.

5. Câu 5 trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Trong hai cách hiểu trong câu thơ thứ hai, em thích cách hiểu trong phần chú thích hơn Vì cách hiểu trong phần chú thích rõ ràng hơn và nêu trọn được ý mà tác giả muốn miêu tả vẻ đẹp của dòng thác.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Từ đồng nghĩa lớp 7
  • Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *