Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm lớp 7 do HSG biên soạn để các bạn tham khảo và đạt kết quả tốt trong học tập

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Phò giá về kinh lớp 7
  • Soạn bài Từ Hán việt lớp 7

Cảm xúc con người luôn là một trong những thứ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của văn học. Ngya từ xa xưa trong các câu ca dao ra đời để thổ lộ tình cảm tâm tư của nhân dân lao động. Thì đến văn học viết này văn biểu cảm luôn được đánh giá là thể loại chất chứa cảm xúc nhiều nhất như đúng cái tên nó phản ánh. Trong chương tình ngữ văn 7 tập 1 lần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về văn biểu cảm từ đó nắm vững được những kiến thức cơ bản, những đặc tính đặc trưng để nhận biết, áp dụng vào quá trình học tập sao cho thật tốt. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.

SOẠN BÀI TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM.

I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.

1. Nhu cầu biểu cảm của con người.

Cảm xúc hai bài ca dao:

  •  Bài 1: nỗi khổ đau, uất ức của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa
  •  Bài 2: niềm rạo rực, vui tươi của người con gái trước cánh đồng và tuổi xuân của mình.

Người ta thổ lộ tình cảm để phô bày lòng mình, để khơi gợi niềm đồng cảm từ mọi người với nhu cầu được chia sẻ.

Khi con người con có những cảm xúc, tâm trạng đạt độ chín thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm

Thư gửi người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất vì nó thể hiện sự tâm tình, thủ thỉ đầy tình cảm.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.

a)  nội dung chính của hai đoạn văn

  •  Đoạn 1: người viết thư nhắc lại những kỉ niệm mình và Thảo, qua đó thể hiện nỗi niềm thương nhớ
  •  Đoạn 2: sự liên tưởng và xúc động thiêng liêng của nhà văn Nguyên Ngọc  khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya.

So sánh: nội dung trong hai đoạn văn trên với nội dung trong văn bản tự sự và miêu tả thì ta thấy nội dung hai đoạn văn trên thiên về biểu hiện suy nghĩ của tâm hồn người viết.

b) Em đồng ý với ý kiến trên. Vì tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải mang giá trị nhân văn, có tác dụng con người vươn tới ánh sáng tích cực. nếu có nội dung tiêu cực, xấu xa thì cũng chỉ là một đối tượng để lên án phê phán để cuộc sống tốt đẹp hơn.

c) người viết đều bộc bạch trực tiếp tình cảm thông qua các từ ngữ bộc lộ trực tiếp. Qua đó giúp tình cảm chân thực hơn, gần gũi hơn với người đọc.

II. Luyện tập bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.

Câu 1 trang 73 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Đoạn (2) là văn biểu cảm. Vì sự việc mở đầu và kết thúc có tác dụng phác ra không gian cụ thể, gợi những liên tưởng chân thực cho dòng cảm xúc chảy tràn. Vẻ đẹp bông hao hải đường được cảm nhận tinh tế.đoạn văn (1) về hoa hải đường cho ta thấy hòa trộn văn miêu tả biểu cảm nên đem lại ít tình cảm hơn so với đoạn (2).

Câu 2 trang 74 SGk ngữ văn 7 tập 1:

Nội dung biểu cảm trong hai bài thơ

 Sông núi nước Nam:

  •  Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ đất nước
  •  Niềm tin vào chân lí, chiến thắng dân tộc

Phó giá về kinh

  •  Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước chiến công dân tộc
  •  Niềm tin, niềm yêu thương lo lắng cho đất nước.

Câu 3 trang 74 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Một số bài văn biểu cảm: mẹ tôi, lòng yêu nước..

Câu 4 trang 74 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Tự sưu tầm

Ví dụ:

“lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phô nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh…” (trích “Lòng yêu nước”)

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra lớp 7
  • Soạn bài Bài ca Côn Sơn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *