Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh lớp 7 hay nhất do Wikihoc biên soạn đầy đủ nhưng ngắn gọn dễ hiểu

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) lớp 7
  • Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh lớp 7

Trong các phương pháp lập luận thường được sử dụng trong văn học thì lập luận chứng minh là cách rất phổ biến giúp chúng ta minh chứng cho tính đúng đắn của một sự việc sự vật qua đó khiến người đọc, người nghe hiểu hơn về bản chất sự vật sự việc. Ở chương trình ngữ văn lớp 7, các bạn học sinh sẽ được thầy cô giáo giảng dạy về phương pháp lập luận này và các kĩ năng cần thiết để tạo lập một văn bản chứng minh. Sau đó, các bạn học sinh sẽ được rèn luyện, trau dồi kiến thức vừa học về lập luận chứng minh qua bài Luyện tập lập luận chứng minh. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh lớp 7 hay nhất do chúng tôi dày công biên soạn để các bạn tham khảo nhé

SOẠN BÀI LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH LỚP 7 

Cho đề văn: Chứng minh nhân dân Việt Nam ta từ trước đến nay luôn sống theo đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” , “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

I. Chuẩn bị ở nhà

1. Tìm hiểu chung về đề

Nội dung: một đạo lí sống của ông cha ta ngày xưa về đức tính thuỷ chung và biết ơn 

Phương pháp lập luận chính: chứng minh

2. Lập dàn ý

Mở bài:

Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của con người Việt Nam. Vì vậy mà ông cha ta muốn truyền lại lối sống ấy cho thế hệ tương lai qua câu tục ngữ:” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “ uống nước nhớ nguồn”

Thân bài:

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ, đưa dẫn chứng về lối sống ấy qua bao thời đại

Kết bài:

Truyền thống ấy thể hiện lòng biết ơn, thể hiện đạo lí sống ân tình thủy chung. Vậy nên, chúng ta -thế hệ tương lai như chúng ta hãy giữ vững lẽ sống ấy và trở thành những con người tốt đẹp.

3. Gợi ý:

a, Đề yêu cầu chứng minh về một tư tưởng đạo lí, về lối sống ân nghĩa thuỷ chung qua hai câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Khi hưởng thụ thành quả hay những điều tốt đẹp luôn phải nhớ đến về biết ơn người đã tạo ra nó.
  • Uống nước nhớ nguồn: Khi làm gì, tận hưởng điều gì hãy nhớ đến nơi bắt đầu, nơi khởi nguồn của điều đó

=>Hai câu tục ngữ đều đề cao lối sống biết ơn, ân tình thuỷ chung.

Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi chúng ta phải nắm vững kiến thức về hai câu tục ngữ này, cắt nghĩa giải thích câu tục ngữ và chứng minh tính đúng đắn của nó qua những dẫn chứng cụ thể và thiết thực nhất.

b, Diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ một cách rõ ràng:

•Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Nếu con người muốn có trái thơm quả ngọt để ăn thì chúng ta phải trồng cây, chăm sóc, bón phân và tưới nước hàng ngày, để cây lớn lên và tươi tốt. Và người trồng cây sẽ là người đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để chăm bón cây  hàng ngày cho đến lúc cây ra quả, để chúng ta được thưởng thức vị ngọt lịm của những trái chín. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta một lối sống ân tình thủy chung, khi ta được sống hạnh phúc sung sướng đừng quên đi những ngày tháng khổ đau vất vả, khi ta tận hưởng bao điều tốt đẹp chớ quên đi người đã tạo ra thành quả đó.

• Uống nước nhớ nguồn: Uống nước nhớ nguồn là câu tục ngữ được lưu truyền rất nhiều trong dân gian. Khi con người uống những ngụm nước mát lành từ một dòng suối nhỏ, để giải khát, để bớt mệt nhọc, hãy nhớ rằng những dòng suối hay sông không tự nhiên xuất hiện và chảy mà chúng có cội nguồn. Vì vậy, qua câu nói này, ông cha ta muốn nhắn gửi đến chúng ta lối sống ân nghĩa thủy chung

c, Biểu hiện của đạo lí trên, những biểu hiện tiêu biểu:

Con người chúng ta được sống trong một xã hội văn minh, tân tiến và hoà bình thì càng phải trân trọng và biết ơn những thế hệ trước đã dùng hết thảy tài năng và sức lực để xây dựng vun đắp những giá trị tốt đẹp cho mai sau

Hãy nhớ đến những người lính nơi chiến trường đã hy sinh anh dũng vì bờ cõi, lãnh thổ. Ngày nay người ta thường lập ra bia tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ biết ơn những người anh hùng ấy.

Con cái được lớn lên với một cuộc sống tốt đẹp và tràn ngập tình yêu thương thì phải nhớ đến công ơn dưỡng dục và sinh thành của cha mẹ.

d, Suy nghĩ của em về đạo lí trên:

Qua hai câu tục ngữ của ông cha ta từ xưa đã truyền lại cho thế hệ mai sau, ta hiểu được giá trị và ý nghĩa sâu sắc về quan niệm sống, thái độ sống tốt đẹp mà ông cha ta gửi gắm và răn dạy. Hãy sống thuỷ chung, nghĩa tình, sống với lòng biết ơn để từ đó nỗ lực phấn đấu sao cho xứng với công ơn của những người đi trước.

II Thực hành trên lớp bài luyện tập lập luận chứng minh:

Học sinh tự làm

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7
  • Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *