Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê lớp 7 đầy đủ hay nhất

hướng dẫn soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê lớp 7 đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm lớp 7
  • Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh lớp 7

Nếu bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của nhà thơ Lí Bạch là sự hoài niệm, nhớ nhung da diết, nhờ có ánh trăng chiếu rọi mà nhà thơ liên tưởng tới ánh trăng nơi quê nhà. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một tác phẩm nữa của nhà thơ Hạ Tri Chương, bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. Nếu tình yêu của Lí Bạch chỉ là sự tưởng nhớ về quê hương với chỉ một ánh trăng cô độc nơi xa xứ thì tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương lại được thể hiện một cách hóm hỉnh, tươi vui của một người sống xa quê lâu ngày được trở lại quê nhà. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài đề tìm hiểu rõ hơn nội dung cũng như tình cảm của tác giả trong bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

SOẠN BÀI NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ LỚP 7 

I. Tìm hiểu chung về bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

1. Tác giả

Hạ Tri Chương (659 -744) tự Qúy Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách. Ông sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể. Ông là bạn vong niên của thi hào Li Bạch, thường gọi Lí Bạch là “trích tiên”

Ông thích uống rượu, làm thơ, tính tình hào phóng, ông còn để lại 20 bài thơ, trong đó có hai bài Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất

2. Tác phẩm

Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một bài thơ thứ nhất trong hai bài Hồi hương ngẫu thư. Bài thơ được viết nhân buổi ông từ dã làm quan trở lại quê nhà.

II. Hướng dẫn soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

1. Câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 1

  • Qua tiêu đề bài thơ có thể thấy được sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ ở điểm: Tiêu đề bà thơ cho ta thấy một nghịch lý khi tác giả lại trở thành khách trên chính quê hương mình trong ngày đầu trở lại quê. Bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch là nhớ về quê ở một nơi xa, còn của tác giả lại cảm thấy mình lạc lõng trên chính quê hương mình.

2. Câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng phép đối:

  • Thiếu tiểu li gia đối với lão đại hồi
  • Hương âm vô cải đối với đối với mấn mao tồi

Tác dụng của phép đối: Thông qua phép đối này, tác giả đã nói lên nỗi lòng và tâm trạng của mình, sự ngậm ngùi của một người con xa quê, tha hương từ lúc còn trẻ, khi trở về quê nhà đã già nhưng giọng quê vẫn không đổi. Điều đó cho thấy, dù nhà thơ đã xa quê đã lâu nhưng trái tìm và tình yêu quê hương vẫn tồn tại chưa bao giò nguôi trong trá tim tác giả.

3. Câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Phương thức biểu đạt

Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Biểu cảm qua miêu tả

Biểu cảm qua tự sự

Câu 1

X

 

X

X

 

Câu 2

 

X

   

X

4. Câu 4 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Sự biểu hiện của tình yêu quê hương ở hai câu thơ trên và hai câu thơ dưới có sự khác nhau về giọng điệu là:

  • Hai câu thơ đầu: giọng điệu buồn, pha chút ngậm ngùi, chua sót của một người con xa quê lâu ngày
  • Hai câu thơ cuối: giọng hóm hỉnh, có chút ngạc nhiên, bất ngờ khi bị coi là khách ngay trên chính quê hương mình.

III. Luyện tập bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

So sánh hai bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San

Giống nhau: Đều sử dụng thể thơ lục bát, nội dung bản dịch đều sát nghĩa

Khác nhau:

  • Trong bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh “tiểu vấn”
  • Bản dịch của Trần Trọng San không được đủ ý so với bản gốc và lời dịch không được mềm mại bằng nguyên tác.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Từ trái nghĩa lớp 7
  • Soạn bài Luyện nói : Văn biểu cảm về sự vật, con người lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *