Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động đầy đủ lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động đầy đủ lớp 7 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh lớp 7
  • Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7

Câu chủ động và câu bị động là hai loại câu rất hay sử dụng trong đời sống thường ngày và thậm chí ta quen sử dụng đến mức mà ta không nhận ra mình đang sử dụng và đôi khi ta không thể phân biệt đâu là câu bị động và đâu là câu chủ động. Để nhận biết và phân biệt hai loại câu này không phải là điều gì khó. Khi đã nhận biết được chúng chúng ta còn cần chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. Công việc này không khó nhưng cũng không hề đơn giản vì dễ nhầm lẫn. Sau đây là bài Soạn Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động lớp 7 nhằm giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bài học Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động lớp 7.

Soạn Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động lớp 7

I. Hướng dẫn Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động lớp 7

1. Câu chủ động và câu bị động

Câu 1 trang 57 SGK văn 7 tập 2

Xác định chủ ngữ:

a) Mọi người yêu mến em.

  • Chủ ngữ: Mọi người

b) Em được mọi người yêu mến

  • Chủ ngữ: Em

Câu 2 trang 57 SGK văn 7 tập 2

Ý nghĩa của chủ ngữ các câu trên khác nhau ở:

  • a) Chủ ngữ là người thực hiện hoạt động (yêu mến) lên một người khác.
  • b) Chủ ngữ là người được hoạt động (yêu mến) của người khác hướng vào.

2. Mục đích của việc Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu 1 trang 57 SGK văn 7 tập 2

  • Chọn câu b) “Em được mọi người yêu mến”

Câu 2 trang 57 SGK văn 7 tập 2

  • Chọn cách viết như trên vì phần trống phải điền là phần tiếp theo của một câu có chủ ngữ là “Em” nên cần điền vào câu có chủ ngữ “Em” để đảm bảo sự mạch lạc và liên kết của câu văn.

II. Luyện tập bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu hỏi trang 58 SGK văn 7 tập 2

Câu bị động trong đoạn trích và lí do sử dụng:

a) “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”

  • Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì: ở câu đầu đoạn, tác giả đã đưa ra chủ thể của đoạn văn đó là “tinh thần yêu nước”, nếu ở hai câu sau cũng lặp lại chủ ngữ như vậy sẽ khiến cho đoạn văn chứa nhiều câu lặp.

b) “Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.”; “Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ”

  • Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì: Để tránh tạo sự nhàm chán trong cách hành văn, tác giả đã gọi Thế Lữ bằng cái tên khác vừa sinh động lại vừa tránh bị lặp đồng thời nhấn mạnh chủ đề của đoạn văn là nói về Thế Lữ.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 7
  • Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) lớp 7

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *