Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ngắn gọn lớp 7

Tình yêu quê hương, đất nước, con người không chỉ là một chủ đề quen thuộc trong thơ ca của các nhà văn nhà thơ mà nó còn là một chủ đề quen thuộc trong những bài ca dao, dân ca của ông cha ta. Qua những câu hát bình dị mộc mạc ấy mà ta thêm yêu hơn những cánh cò bé bỏng, thêm yêu hơn những mái nhà tranh liêu xiêu, yêu hơn cái tình của người dân quê chất phác. Và hơn hết đó chính là tình cảm dành cho quê hương, tình yêu đất nước cũng từ đó mà hình thành. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Ngữ văn 7 tập 1 để cảm nhận rõ hơn điều đó. Hướng dẫn soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn tại wikihoc.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Mạch lạc trong văn bản ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI LỚP 7

I. Tìm hiểu văn bản

II. Đọc hiểu văn bản và trả lời câu hỏi

Câu 1 – SGK/39 Ngữ văn 7 tập 1

Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến: b và ý kiến c. Vì

  • Bài ca dao trên gồm có hai phần: Phần đầu là lời thách đố của chàng trai, phần sau là lời đối đáp lại của cô gái.  Ta nhận ra điều đó qua lời xứng hồ “nàng ơi”, “chàng ơi”
  • Đây là hình thức khá phổ biến được sử dụng trong ca dao dùng trong những dịp lễ hội thử tài nhau, hát đối đáp trong lao động.

Câu 2 – SGK/39 Ngữ văn 7 tập 1

Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) để hát đối đáp vì:

  • Chàng trai và cô gái muốn thử tài nhau, đo độ hiểu biết của nhau về những địa danh và kiến thức lịch sử văn hóa.
  • Đồng thời thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào đối với dân tộc

Câu 3 – SGK/39  Ngữ văn 7 tập 1

Cụm từ “Rủ nhau” có ý nghĩa

  • Thể hiện một mối quan hệ thân thiết, gần gũi.
  • Người rủ và nười được rủ đều có chung chí hướng, đều mong muốn được làm chung một việc gì đó.
  • Nhận xét về cách tả cảnh của bài 2: Bài ca dao nhắc người đọc đến những địa danh nổi tiếng nhằm gợi cho người đọc nhớ và liên tưởng tới những địa danh đó. Tác giả sự dụng bút pháp gợi nhiều hơn tả
  • Địa danh và cảnh trí trong bài gợi ra tình yêu quê hương đất nước nơi người đọc, niềm tự hào với những danh lam thắng cảnh đó
  • Câu hỏi cuối bài làm gợi nhắc người đọc nhớ đến công lao được ông cha ta gây dựng lên đồng thời nhắc nhở con cháu thế hệ sau luôn phải phát huy và giữ gìn những giá trị tốt đẹp.

Câu 4 – SGK/39 Ngữ văn 7 tập 1

Nhận xét về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3

  • Cảnh trí xứ Huế như một bức tranh phong cảnh hữu tình, có non xanh nước biếc.
  • Tác giả tả cảnh nhưng không miêu tả một cách cụ thể mà dùng bút pháp so sánh để tả vẻ đẹp của cảnh
  • Đại từ “Ai” được tác giả sử dụng trong bài viết là một đại từ phiếm chỉ, không nhắc cụ thể một ai, đó có thể là người quen, là du khách, là một người xa lạ, người yêu Huế…
  • Những tình cảm được ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô ..” thể hiện sự chào mừng đến với Huế, lời nhắn gửi chân thành nhưng chứa trong đó là sự tự hào, niềm kiêu hãnh đối với Huế mộng mơ.

Câu 5 – SGK/39 Ngữ văn 7 tập 1

Hai dòng thơ đầu bài 4 có những đặc biệt về từ ngữ:

  • Hai dòng thơ đó có 12 tiếng, thay vì một câu 6 và một câu 8 mà ta thường gặp ở những bài ca dao theo thể lục bát thường gặp.
  • Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối xứng, điệp ngữ, đảo từ.

Tác dụng của sự đặc biệt đó:

  • Tạo ra không gian mênh mông, rộng lớn của cánh đồng
  • Thể hiện sự sống căng tràn, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.

6. Câu 6 – SGK/39 Ngữ văn 7 tập 1

Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng thơ cuối bài 4

  • Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh cô gái như “chẽn lúa đòng đòng”, để thể hiện một sức sống căng tràn, tràn đầy nhựa sống đồng thời thể hiện sự tinh khôi, trong sáng, lại vô cùng duyên dáng như chẽn lúa trong buổi sáng mai còn đọng hơi sương. Đồng thời, qua đó thể hiện sự vui sướng, hạnh phúc của cô gái khi nhìn thấy thành quả lao động của mình đang trải ra trước mắt.

7. Câu 7 – SGK Ngữ văn 7 tập 1

  • Bài 4 có lẽ là lời của chàng trai, đi thăm đồng vào buổi sớm mai
  • Người ấy muốn biểu hiện tình cảm: Trước vẻ đẹp căng tràn của cánh đồng lúa và thấy cô gái đi thăm đồng mảnh mai, xinh xắn. Chàng trai ngợi ca vẻ đẹp mênh mông của cánh đồng và ngợi ca vẻ đẹp của cô gái, đồng thời qua đó ngầm bẩy tò tình cảm của cá nhân mình.

III. Luyện tập bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Ngữ văn 7 tập 1

1. Câu 1 – SGK/40 Ngữ văn 7 tập 1

Thể thơ trong bốn bài ca dao trên được sử dụng là: lục bát và lục bát biến thể, thể thơ tự do

  •  Bài 1: Lục bát biến thể. Bởi vì có những dòng lục phải 6 tiếng. Có những dòng bát không phải là 8 tiếng là 9 tiếng: câu thứ 2 ở lời của chàng trai và câu thứ 2 ở lời đáp của cô gái.
  •  Bài 4: Hai dòng đầu: 12 tiếng. Dòng 3: 7 tiếng.  Dòng 4 : 8 tiếng

2. Câu 2 – SGK/Ngữ văn 7 tập 1

Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dạo là: Tình yêu quê hương, đất nước, con người

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Từ láy ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *