Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn lớp 7

Là người dân Việt Nam, là những đứa con thân yêu của mảnh đất từ xa xưa đã vang danh với truyền thuyết con rồng cháu tiên, họ luôn luôn mang trong mình niềm tự hào dân tộc, một tinh thần yêu nước chính đáng từ ngàn đời nay. Qua bao thời đại, từ thời Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi đến thời kháng chiến chống Pháp , chống Mỹ biết bao tấm gương anh dũng hy sinh nơi chiến trường, những cô thanh niên xung phong mở đường, những bà mẹ Việt Nam anh hùng nuôi bộ đội,… Tinh thần yêu nước đã trở thành nguồn sức mạnh to lớn giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bão tố cuộc đời. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, các bạn học sinh sẽ hiểu được tinh thần quý báu ấy thông qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 ngắn nhất để các bạn tham khảo nhé. Hướng dẫn soạn bài Tinh thần  yêu nước của nhân dân lớp 7 ngắn nhất do Wikihoc biên soạn.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Đặc điểm của văn nghị luận ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA LỚP 7 NGẮN NHẤT.

I. Đọc hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 1 trang 26 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Luận điểm chính: Tinh thần yêu nước của nhân dân.

” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”

Câu 2 trang 26 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Bố cục:

  • Phần một: Từ đầu đến “lũ cướp nước” : Nêu lên vấn đề nghị luận 
  • Phần hai: Tiếp đến ” lòng nồng nàn yêu nước”: Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân qua lịch sử lâu đời
  • Phần ba: còn lại: Trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta đối với đất nước.

Câu 3 trang 26 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Các dẫn chứng cho luận điểm:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.. quý báu của ta”:

Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng… lũ cướp nước và bán nước

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước..Quang Trung

Đồng bào ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước… nồng nàn yêu nước

=> Dẫn chứng đước sắp xếp theo trình tự thời gian.

Câu 4 trang 26 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Tác giả sử dụng biện pháp so sánh là: 

” Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý”

“nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn” ( so sánh ngầm)

=> So sánh trong bài là cách mà tác giả trân trọng và đề cao tinh thần yêu nước, cũng là một cách khiến độc giả dễ mường tượng về một tư tưởng rất đỗi sâu sa.

Câu 5 trang 26 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Đọc đoạn văn ” Đồng bào ta ngày nay” đến ” nơi lòng nồng nàn yêu nước”

a, Câu mở đoạn: ” Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”

Câu kết đoạn:” Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác xa nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi  lòng nồng nàn yêu nước”

b, Các dẫn chứng được sắp xếp rất chặt chẽ theo trình tự không gian, liệt kê dẫn chứng chân thực cụ thể.

c, Các sự vật và con người được liên kết theo mô hình ” từ.. đến” có mối quan hệ liên quan chặt chẽ đến nhau mang tính tổng quát.

Câu 6 trang 26 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Nghệ thuật bài này có các đặc điểm nổi bật:

Ngôn ngữ mạch lạc, trong sáng dễ hiểu

Dẫn chứng cụ thể, từ chi tiết đến tổng quát theo những trình tự nhất định

Bố cục sáng rõ, mạch lập luận tốt, là áng văn nghị luận mẫu mực

II Luyện tập bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Học thuộc lòng, liệt kê ( học sinh tự làm)

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Câu đặc biệt ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài  Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *