Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Khi còn hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chủ Tịch đã đấu tranh bằng ngòi bút dưới nhiều bút danh mà một trong  những bút danh nổi tiếng nhất của người lúc bất giờ đó là Nguyễn Ái Quốc. Trong thời kì này Người đã viết rất nhiều những bài báo, tác phẩm để vạch trần bộ mặt giả tạo của chính quyền thực dân đồng thời cổ vũ tinh thần nhân dân các nước thuộc địa đứng dậy đấu tranh. Sau đây chính ta sẽ đến với bài Soạn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ngắn gọn lớp 7, đây là một trong những bài viết của Bác trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, bài này sẽ giúp cho các bạn hiểu một cách thật ngắn gọn về văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu lớp 7. Chúc các bạn thành công. Hướng dẫn Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ngắn gọn lớp 7 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Luyện tập lập luận giải thích ngắn gọn lớp 7

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ngắn gọn lớp 7

I. Hướng dẫn Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ngắn gọn lớp 7

Câu 1- SGK/ 94 văn 7 tập 2

Đây là một tác phẩm tưởng tượng hư cấu, bởi: Tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ việc trước khi Va- ren nhậm chức có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu

Câu 2- SGK/ 94 văn 7 tập 2

a) Va- ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu do sức ép công luận Pháp, Đông Dương

b) Thực chất của lời hứa đó chỉ là giảo biện, nhằm xoa dịu tình hình ở Đông Dương và đối phó với những người đỏi thả Phan Bội Châu.

  • Cụm từ “nửa chính thức hứa”: cho thấy thái độ hứa ỡm ờ, hứa không nhất thiết phải thực hiện của Va-ren.
  • Tác giả đặt câu hỏi: “giả thử… và ra làm sao” là sự nhận rõ bản chất, bộ mặt thật của tên quan thực dân lừa lọc

Câu 3- SGK/ 94 văn 7 tập 2

  • a) Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu được xây dựng theo hình thức tương phản đối lập (chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng)
  • b) Qua những lời lẽ của Va- ren, ta thấy: Va-ren là người nham hiểm, thâm độc, không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn
  • c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu, ta thấy: Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm

Câu 4- SGK/ 94 văn 7 tập 2

  • Truyện “Những tò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” không thể kết thúc ở: “…cũng như Va-ren không hiểu Bội Châu”.

Kết thúc truyện có thêm lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và lời đoán của tác giả khiến cho:

  • Truyện thêm hấp dẫn, thú vị, kích thích trí tò mò của độc giả
  • Sự ngoan cường, khí phách hơn người của Phan Bội Châu được tô đậm thêm một lần nữa.

Câu 5- SGK/ 95 văn 7 tập 2

  • Giá trị của lời tái bút: Câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn.
  • Lời kết và lời TB mâu thuẫn về nội dung khi cùng nói về cuộc gặp của Va-ren và Phan Bội Châu nhưng vẫn mang một tính chất giống nhau đó là làm cho khí phách ngoan cường của Phan Bội Châu được tô đậm.

Câu 6- SGK/ 95 văn 7 tập 2

  • Tính cách của Va-ren: nham hiểm, thâm độc, bịp bợm, trắng trợn.
  • Tính cách của Phan BỘi Châu: ngoan cường, bất khuất, hiên ngang

II. Luyện tập bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Câu 1- SGK/ 95 văn 7 tập 2

  • Trong truyện, thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu là khâm phục, trân trọng.
  • Điều này thể hiện thông qua thủ pháp tương phản, đối lập làm nổi bật tư chất kiên định và lòng yêu nước của Phan Bội Châu

Câu 2- SGK/ 95 văn 7 tập 2

Nghĩa của từ “những trò lố” đó là: những trò bịp bợm xảo trá của Va-ren trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu rồi chuốc lấy sự khinh bỉ của người tù cách mạng.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Ca Huế trên sông Hương ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *