Soạn bài Sự tích Hồ Gươm lớp 6 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm lớp 6 đầy đù

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Nghĩa của từ lớp 6
  • Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự lớp 6

Nhân dân ta vốn có truyền thống anh hùng, giết giặc cứu nước. Truyền thống đó được minh chứng qua hàng ngàn năm văn hiến, qua những chiến thắng oanh liệt con vang vọng mãi non song, qua nhưng trang lịch sử hào hùng… và qua cả những truyện cổ tích còn sống mãi trong long mỗi người dân nước Việt. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó qua những truyện cổ tích như: Thánh Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu,… Và hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu thêm một truyện nữa trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc ta để thấy rõ hơn truyền thống anh hùng, ý chí chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đó là truyện “Sự tích Hồ Gươm”.

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

I. Tìm hiểu chung về truyện sự tích Hồ Gươm

1. Khái niệm

Truyện mang tính chất của loại truyện truyền thuyết, được kể với nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo nhằm xoay quanh những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.

2. Tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm

Thời bấy giờ, giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều ác, cướp bóc làm dân chúng lầm than. Thâý thế Lê Lợi bèn dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Nhưng ban đầu thế lực còn yếu, nên thường bị quân giặc làm cho thua. Thấy thế đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần giết giặc.

Trong một buổi kéo lưới, người đánh cá tên là Lê Thuận ba lần kéo đều kéo được một mưỡi gươm, lấy làm lạ chàng bèn đem về nhà cất. Một thời gian sau, trong một lần chạy trốn quân giặc, Lê Lợi tìm được một chuôi gươm nạm ngọc, tra cùng lười gươm mà Lê Thuận tìm được thì vừa như in. Từ khi có gươm thần trong tay, nghĩa quân của Lê Lợi đánh đâu thắng đó, chiến thắng quân xâm lược.

Sau khi giành chiến thắng, Lê Lợi cùng vua quan đi dạo thuyền trên Hồ Tả Vọng, Long Quân sai rùa thần lên lấy lại thanh gươm. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Gươm.

II. Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

1. Câu 1 Sự tích hồ Gươm trang 42 SGK lớp 6 tập 1

Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

  • Quân xâm lược nhà Minh sang đô hộ nước ta làm nhiều điều ác, cướp bóc, ức hiếp dân ta là trái với đạo trời
  • Cho nghĩa quân mượn gươm thần giết giặc là để nghĩa quân thay trời giết giặc cứu nước, điều này không chỉ hợp với lòng dân mà còn hợp với đạo trời

2. Câu 2 Sự tích hồ Gươm trang 42 SGK lớp 6 tập 1

Lê Lợi nhân được gươm thần trong hoàn cảnh

  • Chàng đánh cá Lê Thuận tìm được lười gươm thần, trong khắc sau hai chữ “Thuận Thiên”.
  • Trong một lần chạy trốn quân giặc, Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc.
  • Lê Lợi dùng chuôi gươm và lưỡi gươm tra vào nhau thì vô cùng vừa vặn.

Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn có ý nghĩa

  • Sức mạnh của Thanh gươm là sức mạnh của tập thể, Long Quân không cho Lê Lợi có được ngay cả thanh gươm, mỗi bọ phận một nơi, nhằm muốn nói chỉ có sự thống nhất ý chí chung của cả dân tộc mới có thể đánh tan quân xâm lược.

3. Câu 3 Sự tích hồ Gươm trang 42 SGK lớp 6 tập 1

Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn

  • Từ khi có gươm thần trong tay, nghĩa quân Lam Sơn như được tiếp thêm ý chí đánh đâu thắng đó
  • Nghĩa quân không phả trốn tránh như trước mà đã chiếm được những kho lương của quân giặc, không cần phải trốn tránh quân thù mà chiến đấu với chúng, tìm giặc mà giết.
  • Gươm thần cùng nghĩa quân đánh tràn ra mãi cho tới khi đất nước sạch bóng quân thù

4. Câu 4 Sự tích hồ Gươm trang 42 SGK lớp 6 tập 1

  • Long Quân đòi gươm khi đất nước đã sạch bóng quân thù.
  • Cách đòi gươm và trả gươm được diễn ra
  • Địa điểm: Hồ Tả Vọng
  • Thời gian: Một năm sau khi giặc Minh ra khỏi đất nước
  • Nhân vật đòi: Rùa thần
  • Cách trả gươm: Vua dâng hai tay thanh gươm hướng về phía rùa thần. Rùa nhanh chóng đớp lấy thanh gươm rồi lặn mất.

5. Câu 5 Sự tích hồ Gươm trang 42 SGK lớp 6 tập 1

Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

  • Ca ngợi chính nghĩa, sự đồng lòng, tinh thần đoàn kết của cả dân tộc
  • Chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  • Nhằm giải thích tên gọi của Hồ Gươm.

6. Câu 6 Sự tích hồ Gươm trang 42 SGK lớp 6 tập 1

  • Truyền thuyết của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng: Truyền thuyết Mị Chậu Trọng Thủy.
  • Theo em, hình tượng rùa thần trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho chính nghĩa, sức mạnh, ý chí của nhân dân
  • Ngoài ra Rùa thần còn tượng trưng cho ý trời.

III. Luyện tập bài Sự tích Hồ Gươm

1. Câu 1 trang 43 SGK lớp 6 tập 1

Tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam

  • Trao gươm thần chính là trao đi sự tn tưởng, phó thác sứ mệnh
  • Đồng thời đó còn là sự trung thành tuyệt đối, nguyện hết lòng vì sứ mệnh chung của dân tộc và minh chủ

2. Câu 2 trang 43 SGK lớp 6 tập 1

Không để Lê Lợi tìm thấy được chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc, tác giả dân gian muốn nói

  • Không có chiến thắng nào mà không phải trải qua gian khổ, chính vì thế vua tôi phải đồng lòng mới tạo ra được sức mạnh to lớn
  • Sức mạnh từ lười gươm là sức mạnh của nhân dân tạo thành, sức mạnh từ chuôi gươm là biểu tượng cho người cầm đầu, người thủ lĩnh dẫn dắt nhân dân dành chiến tháng
  • Lưỡi gươm được tìm thấy từ nước, chuôi gươm được tìm thấy từ đất, cho ta thấy sự kết hợp tạo thành sức mạnh của cả trời đất cùng hợp lại.

3. Câu 3 trang 43 SGK lớp 6 tập 1

Nếu Lê Lợi không trả gươm ở Hồ Tả Vọng – Thăng Long mà trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa câu truyện sẽ khác

  • Thứ nhất: Không thể giải thích được sự tích tên gọi của Hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm
  • Thứ hai: Nhận gươm tại Thanh Hóa, trả gươm tại Thăng Long cho ta thấy được biểu tượng cho sự nghiệp xây dựng đất nước, yêu cầu vua trả gươm tại Thăng Long cũng là để nhắc nhở vua phải trị nước trong thời bình. Hai không gian là hai thời kỳ, hai sứ mệnh khác nhau của nhân vật trong lịch sử

4. Câu 4 trang 43 SGK lớp 6 tập 1

Định nghĩa truyền thuyết

  • Đây là một thể loại văn họa dân gian ra đời sau truyện thần thoại. Các nhân vật trong câu truyện đều được gắn liền với bối cảnh lịch sử. Các yếu tố được kể mang đậm chất ly kỳ, huyền ảo.

Các truyền thuyết đã học

  • Con rồng cháu tiên
  • Bánh chưng bánh giầy
  • Thánh Gióng
  • Sơn Tinh Thủy Tinh
  • Sự tích Hồ Gươm

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự lớp 6
  • Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *