Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Đập đá ở Côn Lôn lớp 8 tại wikihoc hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Luyện nói: Thuyết minh về một đồ dùng lớp 8
  • Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8

Phan Châu Trinh là một nhà trí sĩ, nhà yêu nước cách mạng, luôn có những trăn trở trong việc phát triển đất nước. Chính bởi vậy mà ông luôn là một trong những bậc chân nho rất được trong vọng và yêu kính lúc bấy giờ, là một tên gọi đã khắc ghi tạc vào lịch sử Việt Nam. Và nay với bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” nhà trí sĩ yêu nước ấy, còn cho thấy khả năng uyên thâm và tấm lòng của mình lớn lao như thế nào, đồng thời như tạc vào dòng chảy văn học tượng đài thế kỉ về hình ảnh lẫm liệt, hiên ngang và vẻ đẹp của người anh hùng thời đại, gợi dây vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt, ngang tàn sánh ngang với vũ trụ. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài “Đập đá ở Côn Lôn” nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn “Đập đá ở Côn Lôn” dưới đây. Mong rằng các bạn sẽ tìm được chút gì hay ho từ đó nhé.

SOẠN BÀI ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN LỚP 8

I, Tìm hiểu chung bài Đập đá ở Côn Lôn.

1. Tác giả

Phan Châu Trinh là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc.

2. Tác phẩm

Bố cục (đề – thực – luận – kết)

  • Hai câu đề : Chí làm trai, khẩu khí mạnh mẽ.
  • Hai câu thực : Khí phách, sức mạnh phi thường người chiến sĩ.
  • Hai câu luận : Chí khí bền vững.
  • Hai câu kết : Chí khí hiên ngang và lòng tự tin, lạc quan.

II, Đọc hiểu văn bản Đập đá ở Côn Lôn

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Công việc đập đá của người Côn Đảo :

  • Không gian, điều kiện : rộng lớn, nắng gió, khắc nghiệt, nặng nhọc, ăn uống kham khổ, bị đánh đập, núi cao hùng vĩ.
  • Tính chất công việc : bóc lột, khổ sai, đó là nhà tù trần gian.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa :

  • Cảnh đập đá nặng nhọc hành hạ người tù.
  • Người chí sĩ đang biến cái càn khôn vũ trụ, phá tan chướng ngại vật để tiếp bước chặng đường cách mạng (lớp nghĩa tưởng tượng).
  • Giá trị nghệ thuật : giọng điệu khoa trương pha chút tự hào, nhịp thơ mạnh.
  • Khẩu khí : ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng oai phong, lẫm liệt.

Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

 Phân tích bốn câu thơ cuối :

  • Ý nghĩa bốn câu thơ : dũng khí hiên ngang và tinh thần tự tin, lạc quan.
  • Cách thức biểu hiện :
  • Phép đối : “tháng ngày bao quả” – “mưa nắng càng bền” ; “thân sành sỏi” – “dạ sắt son”.
  • Giọng thơ chắc nịch, mạnh mẽ tỏ rõ khí phách chiến sĩ.

III, Luyện tập bài Đập đá ở Côn Lôn

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đọc bài thơ.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

  • Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX :
  • Tình yêu nước mãnh liệt, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước.
  • Khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước thử thách.
  • Coi thường gian khổ, hiểm nguy.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Ôn luyện về dấu câu lớp 8
  • Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *