Dàn ý Phân tích đoạn trích ” Trong lòng mẹ ” – Nguyên Hồng cụ thể chi tiết

Tình mẫu tử luôn là một trong những đề tài phong phú , sâu sắc mà các nhà văn, nhà thơ trên thế giới hướng ngòi bút của mình vào sáng tác. Cũng bởi thứ tình cảm đã thấm nhuần trong tiềm thức của mỗi người, các tác phẩm được viết ra luôn mang sự chân thật, đầy cảm xúc. Trong chương trình ngữ văn lớp 8 chúng ta cũng bắt gặp một tác phẩm đong đầy tình mẫu tử – đoạn trích ” Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. Đoạn trích là một trong những chương hồi kí hay nhất của “Nhưng ngày thơ ấu”, tình mẹ con nặng của cậu be Hồng và mẹ mình đã chạm tới cõi lòng sâu kín của bao thế hệ. Sau đây là dàn ý phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” để thấy rõ tình mẫu tử thiêng liêng đáng trân trọng hay nhất để các bạn tham khảo

Các bài viết về chủ đề Trong lòng mẹ được quan tâm :

  • Dàn ý Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích ” Trong lòng mẹ “
  • Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
  • Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng
  • Bài viết số 6 lớp 9 đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
  • Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8
  • Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ, bày tỏ cảm xúc của em về những em bé có cùng cành ngộ

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng quý nhất. Và thật là đáng thương cho những người mẹ, người con vì cuộc sống mưu sinh mà phải rời xa vòng tay nhau. Để rồi khi gặp lại, niềm vui sướng như được vỡ òa. Tất cả những cảm xúc đó đã được nhà văn Nguyên Hồng làm nổi bật trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, ta sẽ gặp bài văn: “Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ””. Khi làm bài văn này, các bạn nên giới thiệu khái quát về đoạn trích, về hoàn cảnh của cậu bé Hồng, phân tích cuộc nói chuyện và tâm trạng cậu bé khi nói chuyện với người cô ruột, làm nổi bật tâm trạng của cậu bé khi gặp lại người mẹ yêu dấu  của mình. Đồng thời, bạn có thể đánh giá lại toàn bộ đoạn trích. Hi vọng với dàn ý dưới đây, các bạn sẽ viết được một bài văn hoàn chỉnh. Nhưng các bạn lưu ý chỉ nên tham khảo ý và diễn đạt lại theo lối hành văn của mình. Chúc các bạn thành công.

DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “TRONG LÒNG MẸ’

A. Mở bài 

  •   Giới thiệu khái quát về Nguyên Hồng và đối tượng chính trong văn ông. 
  •   Khái quát về tác phẩm hồi kí ” Những ngày thơ ấu ” và nêu vị trí , nội dung của đoạn trích ” Trong lòng mẹ “. 

“Trong lòng mẹ” là một đoạn trích nằm ở chương IV tập hồi ký “Những ngày thơ ấu’ của nhà văn Nguyên Hồng. Tác phẩm đã nêu lên những đau đớn trong lòng của cậu bé Hồng khi phải sống cũng họ hàng, xa vòng tay âu yếm của mẹ. Từ đó đã làm nổi bật những tủi nhục mà cậu bé Hồng phải trải qua và niềm vui sướng vỡ òa khi cậu được gặp lại mẹ. 

B. Thân bài
1, Khái quát 
  •  Vị trí và nội dung chính của đoạn trích. 
  •  Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn. 
2, Phân tích
  a, Hoàn cảnh cậu bé Hồng :    Đoạn trích ” Trong lòng mẹ ” có thể coi là đoạn trích hay nhất trong tác phẩm ” Những ngày thơ ấu “. Một đứa bé sinh ra trong không khí gia đình giả dối , rồi cha chìm đắm với bàn đèn thuốc phiện , gia đình sụp đổ , mẹ phải bỏ hai anh em đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong những năm tháng cô đơn , tủi cực , trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Đối với một đứa trẻ , đó là một sự đau đớn quá lớn , vượt quá sức chịu đựng của nó. Nhưng kì diệu thay , cậu lại có thể kiên cường vượt qua tất cả để đến ngày được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ , bỏ mặc những xấu xa , những thành kiến xung quanh. Đoạn trích đã khắc họa rõ nét nỗi đau của cậu bé mồ côi cha phải sống xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của cậu dành cho người mẹ bất hạnh. Từ đó cũng lên tiếng tố cáo xã hội bất công , hà khắc đối với người phụ nữ , đẩy họ cào con đường cùng , không cho họ có quyền được hưởng hạnh phúc. ” Trong lòng mẹ ” không chỉ là chương hồi kí thấm đẫm nước mắt mà còn là tiếng nói tha thiết đòi quyền sống hạnh phúc cho người phụ nữ và trẻ em trong một xã hội còn đầy rẫy những hủ tục lạc hậu. 
    b, Cuộc nói chuyện giữa Hồng và cô ruột
  •  Bà cô luôn nói xấu về mẹ Hồng trước mặt cậu để khiến cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình. 
  •  Những câu nói tưởng như là sự quan tâm nhưng thực ra là lời mỉa mai , chế giễu. Và Hồng đã nhận ra ” rắp tâm tanh bẩn ” trong đó , em đã chọn cách im lặng để bảo vệ mẹ mình. 
  •  Nhưng con trẻ vẫn mãi là con trẻ , dù có mạnh mẽ đến đâu thì cũng không thắng được những lời lẽ cay độc , những rắp tâm tanh bẩn. Bởi vậy mà khi người cô liên tục nhắc đến mẹ mình , Hồng không thể kìm được nước mắt ( khóe mắt tôi đã cay cay / nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống … và ở cổ ). 
  •  Người cô không những không yêu thương đùm bọc đứa cháu bất hạnh mà còn dày vò nó.  Đó là hiện thân của những con người đã khô héo tình máu mủ , ruột thịt. Đó còn là sản phẩm của một xã hội đầy rẫy những bất công , hủ tục lạc hậu , những thành kiến đối với người phụ nữ. 
   c, Tâm trạng Hồng khi trò chuyện với bà cô
  • Càng nói chuyện với cô, Hồng càng thương mẹ nhiều hơn. 
  •  Hàng loạt các động từ mạnh cùng phép so sánh , ẩn dụ đã được sử dụng ” Gía những cổ tục … nát vụn mới thôi “. 
  • Hồng là đứa trẻ nhạy cảm , thông minh khi nhận ra những ý nghĩ cay độc trong lời nói của cô. Hồng luôn yêu thương mẹ , mong chờ mẹ về. 
   d, Bé Hồng khi bất ngờ được gặp lại mẹ  
  •   Hồng vô cùng ngạc nhiên , bối rối và hạnh phúc. 
  •  Òa khóc khi được ở trong lòng mẹ –> sự hạnh phúc , xen lẫn sự tủi thân. 
  •  Ngắm mẹ , thấy mẹ vẫn trẻ như hồi gia đình còn sung túc. —> Đang tận hưởng niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà sau bao ngày đau đớn , tủi hổ bây giờ em mới có được. 
  •  Cuộc gặp gỡ vô cùng xúc động , chạm đến trái tim của hàng triệu người đọc -> tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng không gì chia cắt được. 
3, Đánh giá
  •  Đoạn hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Kết hợp giữa tự sự – miêu tả – biểu cảm. 
  •  Tình huống truyện đơn giản nhưng hấp dẫn. 
  •  Các hình ảnh so sánh độc đáo , phép tương phản. 
  •  Khẳng định lại nội dung và gía trị của đoạn trích. 
  •  Liên hệ các tác phẩm khác. 
C. Kết bài

Và như vậy đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã nói lên tình cảm yêu thương mẹ sâu nặng cùng nỗi tủi cực của cậu bé Hồng trong những ngày xa mẹ. Từ đó chúng ta thêm trân trọng tình mẹ con nói riêng và tình cảm gia đình nói chung. 

Tươi Hoàng – Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *