Soạn bài Câu trần thuật lớp 8 hay đầy đủ nhất

Hướng dẫn Soạn bài Câu trần thuật lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) lớp 8
  • Soạn bài Câu cảm thán lớp 8

Chúng ta đã được tìm hiểu về loại câu cảm thán. Chúng ta còn được làm quen với một loại câu nữa là Câu trần thuật. Đây là câu rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hành ngày. Vậy câu trần thuật là loại câu gì? Câu trần thuật có đặc điểm gì? Chức năng của câu trần thuật là gì? Mục đích sử dụng của câu trần thuật là gì? Sử dụng câu trần thuật như nào thì đúng? Có rất nhiều câu hỏi về câu trần thuật. Qua bài học “Câu trần thuật” trong chương trình ngữ văn lớp 8 chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp các câu hỏi này. Dưới đây là hướng dẫn soạn văn “Câu trần thuật” giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt trước khi lên lớp.

Soạn bài: Câu trần thuật lớp 8

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

  • Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là mang đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại trong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật.
  •   Các câu này dùng để:

   a): bày tỏ những suy nghĩ của người viết về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Đồng thời bày tỏ mong muốn, yêu cầu của người viết (Chúng ta phải…).

   b): kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ hai).

  c): miêu tả hình thức của một người.

   d): nhận định (câu thứ hai) và bộc lộ cảm xúc (câu thứ ba).

  •   Trong các kiểu câu: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến và trần thuật thì kiểu câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất. Bởi phần lớn, hoạt động giao tiếp của con người xoay quanh những chức năng mà câu trần thuật đảm nhiệm.

II. Luyện tập Câu trần thuật

1. Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  •     Câu 1: trần thuât – kể
  •     Câu 2, 3: cảm thán – bộc lộ cảm xúc
  •     Câu 3,4: trần thuật – bộc lộ cảm xúc

2. Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  •  Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?      ( Câu nghi vấn)
  •   Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ( Câu trần thuật)

->  Khác nhau về kiểu câu nhưng cùng ý nghĩa : đêm trăng đẹp gây xúc động cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm điều gì đó

3. Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a. Câu cầu khiến – cầu khiến

b. Câu nghi vấn – cầu khiến

c. câu trần thuật – cầu khiến

->  cùng chức năng cầu khiến nhưng câu b,c ý cầu khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch sự hơn câu a

4. Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a. Truần thuật – cầu khiến

b. b1 truần thuât – kể

    b2  truần thuật – cầu khiến

5. Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  • Hứa hẹn: Tôi hứa ngày mai tôi đến sớm
  •   Xin lỗi: Em xin lỗi và đã lỡ hẹn
  •  Cám ơn: Em xin cám ơn cô
  •  Chúc mừng: Chúc mừng sinh nhật!

6. Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

A: Này cậu hứa sẽ đến sớm nhé!

B: Ừ mình biết rồi. Xin lỗi vì lần trước đến muộn để cậu chờ

A: Không sao đâu.

B: Cảm ơn cậu đã tha thứ. Chúc cậu ngày mời tốt lành.

A: Cậu cũng vậy.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8
  • Soạn bài Câu phủ định lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *