Dàn ý Từ bài Bàn về phép học, nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành chi tiết đầy đủ

Học và hành luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau. Hôm nay wikihoc sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý đề bài :” Từ bài Bàn về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành” lớp 8.

Các bài viết liên quan tới chủ đề Bàn về phép học đáng chú ý:

  • Soạn bài Bàn luận về phép học lớp 8
  • Dàn ý Nghị luận xã hội về học đối phó lớp 9
  • Dàn ý Nghị luận xã hội về vấn đề học vẹt, học tủ lớp 9
  • Bài viết số 1 lớp 12 đề 3: Nghị luận về mục đích học tập UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

Để đạt được một thành quả, thành công nào đó ta đều cần có phương pháp, con đường dẫn tới mục đích mà mình hướng tới, trong học tập cũng vậy ta cũng cần tìm cho mình phương pháp học tập đúng đắn. Trong đó việc học phải luôn gắn liền với thực hành, không chỉ học lý thuyết suông mà còn cần gắn với thực tiễn. Có như thế thì ta mới có thể đạt được kết quả cao nhất như mình mong muốn. Điều đó cũng được khẳng định trong bài ” Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Sau đây wikihoc sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý cho đề bài :” Từ bài Bàn về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành”. Khi nghị luận các em chú ý xây dựng những luận điểm chặt chẽ, kết hợp giữa dẫn chứng và lí luận để bài viết thêm sức thuyết phục, hấp dẫn. Bên cạnh đó cũng cần bàn luận, mở rộng, nâng cao vấn đề để bài viết có chiều sâu. Chúc các bạn làm bài thành công, đạt kết quả cao và hãy luôn ủng hộ wikihoc bọn mình nhé !

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN ĐỀ BÀI:” TỪ BÀI BÀN VỀ PHÉP HỌC CỦA LA SƠN PHU TỬ NGUYỄN THIẾP, HÃY NÊU SUY NGHĨ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC VÀ HÀNH” LỚP 8.

I.Mở bài :

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi đất nước, mọi thời đại lịch sử mỗi quốc gia. Vì vậy phương pháp học luôn được tìm tòi, khám phá, thay đổi để phù hợp với nhu cầu người học và cũng là để bồi dưỡng những hiền tài cho đất nước. Trong bài tấu ” Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung đã bày tỏ quan niệm các học chân chính trong đó có nhắc tới mối quan hệ giữa học và hành : học phải đi đôi với hành.

II. Thân bài:

a.Khát quát nội dung tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận:

  • Trong phần cuối của bài, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã bàn về phép học( Luận học pháp) :” Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm”. Rõ ràng từ xưa cha ông ta đã đề cao việc học phải đi đôi với thực hành. Do vậy học phải đi với hành là chân lí đúng đắn.

b. Giải thích :

  • “Học” là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện những kĩ năng. Học cũng là để tìm kiếm, khám phá bầu trời tri thức làm giàu kho tàng cho mình và cả người khác. Hiểu rộng ra là học cả lý thuyết lẫn những bài học kinh nghiệm của thế hệ đi trước trong thực tế. Học là để không thụt lùi ở lại, cái gì cũng phải học. Ngay từ khi sinh ra và dần lớn lên đứa trẻ đã phải học nói, học cười….
  • Còn “hành” là thực hành, là làm, là ứng dụng những kiến thức lý thuyết vào cuộc sống, thực tiễn.
  • Cho nên học và hành luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời nhau. Khi chuỗi mắt xích dẫn tới thành công thiếu một trong hai thì không thể nào có kết quả tốt.

c. Bàn luận:

  • Học là để hiểu biết còn hành là để quen tay. Khi ta nắm vững được lý thuyết nhưng không vận dụng vào thực tế thì học cũng rất vô ích. Lý thuyết được xây dựng trên nền tảng thực tế từ đó lại được người học vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và cũng là để hoàn thiện những chân lí vừa học. Chu trình ấy lặp đi lặp lại là một vòng tròn tuần hoàn khép kín, bổ trợ lẫn nhau. Có những bạn trẻ sau khi rời khỏi giảng đường đại học, bước vào trường đời phải tự kiếm tìm cho mình những công việc nhưng vẫn luôn loay hoay, lúng túng không biết bắt đầu từ đâu. Vì học không được tiếp xúc nhiều với thực tế, thiếu kinh nghiệm, thiếu kĩ năng sống… và lại bắt đầu học lại từ đầu, bỏ phí những kiến thức đã học vì không biết áp dụng thế nào.
  • Ngược lại nếu hành mà không dựa trên lí luận, lý thuyết soi sáng thì việc thực hành sẽ mất rất nhiều thời gian mà có khi chẳng thu lại được điều gì cả hoặc nếu có thì cũng khó đạt được kết quả tốt nhất. Như một người thợ làm bánh ngọt, nếu anh ta chỉ là người tay ngang không biết công thức, nguyên liệu làm cần những gì, cách làm như thế nào thì rất khó để lần đầu tiên làm đã thành công ngay, mà phải sau rất nhiều lần thất bại, bỏ phí nguyên liệu mới cho ra một chiếc bánh hoàn hảo. Rõ ràng khi kết hợp cả học và hành thì tỉ lệ phần trăm thành công sẽ cao hơn.

d. Bài học, mở rộng, nâng cao:

  • Vậy muốn học và hành một cách hiệu quả mỗi người cần học và hành một cách chân chính. Trong bài ” Bàn về phép học” tác giả đã chỉ rõ mục đích của việc học chân chính : học là để làm người, học từ dưới lên cao, học từ dễ đến khó, học là để áp dụng vào cuộc sống, giúp xã hội tốt đẹp hơn. Học và hành kết hợp hiệu quả là để đạt được thành công và suy chi cùng là để thành nhân. Nếu việc học và hành với mục đích thành công  không chân chính thì đó là sự vô ích, nguy hiểm cho xã hội bởi ” có tài mà không có đức”.
  • Ta cũng cần phê phán những người không biết kết hợp giữa học và hành.
  • Bởi vậy mỗi chúng ta hãy biết giá trị mối quan hệ giữa học và hành để đem lại hiệu quả trong công viêc kiến thức và kĩ năng từ đó góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Như Bác cũng đã từng khẳng định :” Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”

III. Kết bài :

  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng đắn và được thời đại chứng minh đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả. Vì thế học và hành luôn đi đôi góp phần giúp ta thành công.

TTT_ wikihoc.com

Similar Posts

3 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *