Dàn ý Bài viết số 3 lớp 8 đề 1: Thuyết minh chiếc kính đeo mắt

Chắc hẳn chiếc kính đeo mắt không còn xa lạ với mọi người, trở thành vật dụng vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Khi mà trẻ em ngày càng tiếp xúc hơn với nhiều thiết bị công nghệ như máy tính laptop điện thoại smartphone tablet thì việc ảnh hưởng tới mắt là rất lớn. Độ tuổi cận thị ngày càng bị trẻ hóa. Và khi cận thị rồi chúng ta mới thấy nhưng hạn chế của việc bị cận thị là như thế nào. Lúc đó chính kính mắt sẽ trở thành người bạn thân thiết với mọi người. Và sau đây là dàn ý thuyết minh chiếc kính đeo mắt lớp 8 đầy đủ chi tiết các bạn có thể tham khảo

Các bài viết liên quan tới chủ đề dàn ý bài viết số 3 lớp 8 đề 1 đáng chú ý:

  • Bài viết số 3 lớp 8 đề 3: Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến
  • Dàn ý bài viết số 3 lớp 8 đề 2: Thuyết minh về cái bút bi
  • Bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Văn học và tình thương lớp 8
  • Bài viết số 6 lớp 8 đề 3: Suy nghĩ về câu nói của Maxim Gorki Hãy yêu sách nó là nguồn kiến thức

Gắn bó với những cô cậu học trò bị cận trong mỗi giờ học, theo sát những cô chú công nhân để bảo vệ đôi mắt khỏi những thành tố độc hại, sát cánh cùng những chàng trai cô gái để tạo nên vẻ đẹp sang trọng và quý phái. Không gì khác, đó chính là chiếc kính- một vật dụng tuy nhỏ bé nhưng rất hữu ích. Dường như chiếc kính đã trở thành người bạn thân thiết với hầu hết mọi người. Song chúng ta cũng không nên quá phụ thuộc hay lạm dụng vào kính mắt mà hãy sử dụng một cách hiệu quả nhất Trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài thuyết minh về chiếc kính đeo mắt. Ở đề bài này, trước hết các bạn cần đảm bảo đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bên cạnh đó, các bạn cần tập trung triển khai kĩ các ý ở phần thân bài như nguồn gốc, cấy tạo, phân loại, công dụng, cách sử dụng… của chiếc kính. Sau đây là một dàn ý mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CHIẾC KÍNH ĐEO MẮT LỚP 8 ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT

1. Mở bài

  • Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng.

Trong cuộc sống, đôi khi những vật dụng nhỏ bé lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là chiếc kính đeo mắt, vật dụng thân thiết với hầu hết mọi người.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc

  • Kính mắt có lịch sử hình thành, con người phải trải qua nhiều lần sáng tạo mới làm ra nhiều loại kính đẹp như ngày hôm nay. Cho tới nay vẫn không ai biết một cách chắc chắn mắt kính đã xuất hiện khi nào và tên của người làm ra cặp kính đầu tiên.
  • Qua nhiều tài liệu người ta cho rằng kính mắt đã xuất hiện từ trước công nguyên ở Trung Quốc, sau đó những khách đến du lịch đã mang mắt kính về Châu Âu. Hình dạng chiếc kính đầu tiên được phát hiện trong di chỉ khảo cổ ở Nineveh –  Iraq với niên đại vào năm 1002, là một thấu kính hình bầu dục bằng đá thạch anh. Và cứ như thế cho đến nay thì những chiếc kính mắt hợp thời trang lại ra đời sau nhiều lần sáng tạo kiểu dáng.

b) Cấu tạo

  • Kính mắt gồm 2 phần chính: gọng kính và tròng kính (hay còn được gọi là mắt kính).
  • Gọng làm bằng kim loại chống gỉ hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo). Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gài kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ.
  • Tròng kính được làm bằng chất dẻo cứng, thay cho thủy tinh được sử dụng trước đó. Chất dẻo có các đặc tính tốt như tránh nguy hiểm do các mảnh vỡ, xác định được độ chính xác hơn, với tiêu chuẩn tốt hơn hầu hết các loại thủy tinh. Tròng kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và gọng được siết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai đinh vít.

c) Phân loại

  • Có bốn loại kính chính đó là kính râm, kính thời trang, kính cận và kính viễn. Kính râm thường có màu đen hay màu đỏ hồng, kính thời trang thì gồm nhiều loại kính với nhiều hình dáng khác nhau ví dụ như là kính mắt hình tròn, hình vuông lớn và nhỏ, hình ngôi sao, hình trái tim…
  • Kính cận dành cho những người bị cận thị còn kính viễn dành cho những người già bị viễn thị. Hai loại kính này được sáng tạo theo nguyên lý của kính hội tụ và kính phân kì. Tùy vào độ cận viễn khác nhau mà người ta có thể thiết kế những kính dày hay mỏng.

d) Công dụng

  • Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần…
  • Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,… kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,…
  • Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi.

e) Cách bảo quản

  • Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người.
  • Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước… Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ…

3. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ của bản thân.

Chiếc kính tuy nhỏ bé nhưng đem đến rất nhiều công dụng hữu ích. Như ông cha ta nói thì “của bền tại người” nên mỗi chúng ta hãy sử dụng, bảo quản cẩn thận và kĩ càng nhé.

Vân- Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *