Dàn ý “Hãy kể về một lần mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn” lớp 8 chi tiết đầy đủ

Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi ai cũng trải qua những sai lầm trong cuộc sống. Những sai lầm đó khiến thầy cô giáo của ta rất phiền lòng, và trở thành kỉ niệm khó quên với mỗi chúng ta. Dưới đây là hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho bài hay nhất để các bạn tham khảo.

Các bài viết liên quan tới chủ đề kể về một lần mắc lỗi đáng chú ý:

  • Bài viết số 2 lớp 8 đề 2: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn
  • Tả cô giáo đang giảng bài lớp 5
  • Miêu tả cô giáo của em lớp 5
  • Viết đoạn văn tả thầy cô giáo bằng tiếng Anh

Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi ai cũng trải qua những sai lầm trong cuộc sống. Những sai lầm đó khiến thầy cô giáo của ta rất phiền lòng, và trở thành kỉ niệm khó quên với mỗi chúng ta. Dưới đây là hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho bài hay nhất để các bạn tham khảo.

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Những khuyết điểm không chỉ khiến chúng ta cảm thấy áy náy với chính bản thân mình, là bài học để chúng ta rút kinh nghiệm hoàn thiện bản thân, khuyết điểm còn là nguyên nhân khiến cho người thân yêu của chúng ta buồn. Đặc biệt là thầy cô giáo – những người đã dành bao tâm huyết dạy dỗ chúng ta nên người. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, ta sẽ gặp bài văn Giới thiệu Hãy kể về một lần mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn. Khi làm bài văn này, các bạn cần nêu rõ đó là hành động gì? Mở đầu ra sao? Diễn biến thế nào? Thái độ của thầy cô và của bản thân sau sự viễ đó ra sao? Hi vọng với dàn ý dưới đây, các bạn sẽ viết được một bài văn hoàn chỉnh. Nhưng các bạn lưu ý chỉ nên tham khảo ý và diễn đạt lại theo lối hành văn của mình. Chúc các bạn thành công.

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN HÃY KỂ VỀ MỘT LẦN EM MẮC KHUYẾT ĐIỂM KHIẾN  THẦY CÔ GIÁO BUỒN

I. Mở bài

  • Giới thiệu một cách khái quát về sự việc khiến thầy cô giáo buồn và sự áy náy của bản thân sau sự việc đó.

Trong nhịp sống xô bồ, náo nhiệt, mọi thứ sẽ theo dòng thời gian lui vào dĩ vãng để lại đằng sau biết bao nỗi niềm nuối tiếc. Một trong những nuối tiếc đó là lần tôi mắc lỗi quay bài trong giờ kiểm tra và bị thầy cô giáo phát hiện. Tôi vô cùng xấu hổ về hành vi này và cũng đã khiến cho cô giáo của tôi buồn rất nhiều để đến bây giờ vẫn thấy ân hận lắm.

II. Thân bài

1. Mở đầu diễn biến câu chuyện

  • Khái quát lực học của bản thân: Tôi vốn là một học sinh ngoan ở lớp, còn được bầu làm ban cán sự lớp để nhắc nhỏ, động viên các bạn trong học tập. Nhờ vậy, tôi luôn được thầy cô giáo tin tưởng. Tôi hay xung phong phát biểu và luôn được điểm số cao trong học tập
  •  Hoàn cảnh dẫn đến hành vi sai trái của bản thân: Một hôm, cô giáo kiểm tra đột xuất. Do tôi chủ quan không ôn bài từ hôm trước nên không làm được bài. Thấy các bài làm bài rất nhiệt tình nên tôi cảm thấy lo lắng, sợ sẽ bị điểm kém làm thầy cô giáo và bố mẹ thất vọng. Và vì thấy cô giáo tin tưởng tôi, trông coi không kĩ nên tôi đã nảy sinh ý định sai trái là quay bài.

2. Diễn biến câu chuyện

  • Tôi lấy quyển sách giáo khoa chứa nội dung của bài kiểm tra để trong ngăn bàn. khi thấy thầy cô giáo không để ý đến mình, tôi lật sách và chép nội dung có trong sách ra bài kiểm tra.
  • Tôi đang cặm cụi chép bài thì từ đằng sau có một bàn tay đặt lên vai tôi và nói: “Em đang làm gì vây?” Tôi quay lại và thấy cô giáo đang đứng ngay sau lưng mình với ánh mắt buồn rầu. Cô không nói gì nữa và đi lên phía trên bục giảng.
  • Tôi xấu hổ không dám chép bài nữa và cất quyển sách đi.

3. Kết thúc câu chuyện

  • Thái độ của cô giáo ra sao: Sau giờ kiểm tra cô giáo gọi tôi vào phòng.  Tôi thấy hành vi của mình là hoàn toàn sai trái, và nhận hoàn toàn lỗi lầm với cô, mong cô tha thứ cho hành động dại dột này của tôi. Cô giáo nhẹ nhàng nói với tôi rằng: “Cô rất buồn về hành vi của em ngày hôm nay, em luôn là học sinh gương mẫu và là học sinh cô tin tưởng nhất. Đối với sự việc ngày hôm nay, cô rất buồn, nhưng sẽ tha lỗi cho em vì em đã nhận ra hành vi sai trái của mình và mong rằng em sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm như trên nữa.”
  • Sửa chữa lỗi lầm của bản thân thế nào? Sau ngày hôm đó trở đi, tôi đã tự hứa với bản thân rằng sẽ học tập hết mình để không bao giờ lặp lại hành vi đó nữa, đồng thời để tôi lấy lại niềm tin của cô giáo đối với bản thân tôi. Hằng ngày, tôi đi học đúng giờ, có bài nào không hiểu hỏi cô, hỏi bạn. Đặc biệt là luôn học bài và làm bài trước khi lên lớp.

III. Kết bài

  • Bài học tôi rút ra cho cuộc sống của mình?

Từ bài kiểm tra hôm ấy, tôi đã rút ra cho mình bài học sâu sắc. Đó là bài học về tính trung thực. Con người không nên đánh mất niềm tin, không giẫm lên lòng tin của người khác. Trung thực trong làm bài, trung thực trong thi cử, trung thực với thầy cô giáo. Đức tính ấy sẽ giúp chúng ta vững bước đi lên và trở thành người tốt. Tôi mong các bạn sẽ luôn trung thực và không bao giờ mắc sai lầm như tôi để thầy cô giáo luôn hãnh diện về bản thân.

Trinh Po – Wikihoc.com

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *