Dàn ý “Hãy nói không với các tệ nạn xã hội” chi tiết đầy đủ

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và vươn lên một tầm cao mới, nhưng đằng sau những phát triển đó luôn tồn tại những mặt trái, đó là những tệ nạn xã hội. Xã hội cần lên tiếng và tránh xa các tệ nạn đó, đặc biệt là tuổi trẻ – thế hệ tương lai của đất nước – chúng ta cần phải lên án là nói “không” với tệ nạn xã hội. Dưới đây là hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho bài văn Hãy nói không với các tệ nạn xã hội hay nhất để các bạn tham khảo.

Các bài viết về chủ đề Hãy nói không với các tệ nạn xã hội được quan tâm :

  • Bài viết số 7 lớp 8 đề 3: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội

Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội. Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại… Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa. Nhận biết được tính nguy hiểm của các tệ nạn xã hội đó, chúng ta cần tránh xa và nói “Không” với các tệ nạn xã hội. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, ta sẽ gặp bài văn Hãy nói không với các tệ nạn xã hội. Khi làm bài văn này, các bạn nên nêu rõ các tệ nạn xã hội đó là gì? Vì sao phải nói “Không” đối với các tệ nạn xã hội đó? Và làm cách nào để nói không với tệ nạn đó?  Hi vọng với dàn ý dưới đây, các bạn sẽ viết được một bài văn hoàn chỉnh. Nhưng các bạn lưu ý chỉ nên tham khảo ý và diễn đạt lại theo lối hành văn của mình. Chúc các bạn thành công.

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN HÃY NÓI KHÔNG VỚI TỆ NẠN XÃ HỘI

I. Mở bài

  • Nêu khái quát vấn đề để dẫn vào bài

Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội. Do vây, cần nói “Không” với các tệ nạn xã hội.

II. Thân bài

1. Tệ nạn xã hội là gì?

  • Là những thói quen xấu tương đối phổ biến trong xã hội ngày nay như: ma túy, cờ bạc, rượu chè,… Những thói quen này dần dần thay thế các thói quen tốt làm ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.

  • Những tệ nạn xã hội mà tuổi trẻ ngày nay thường mắc phải như: 

  • Đánh bài ăn tiền, cá cược, chơi lô đề,…. 
  • Uống rượu say xỉn, dẫn tới gây lộn, đánh nhau,… 
  • Sử dụng các chất kích thích, gây nghiện (thuốc lá, hút cần sa, dùng thuốc lắc, tiêm chích ma túy,…) 
  • Mại dâm 
  • Văn hóa phẩm độc hại.

2. Tại sao lại nói “Không’ với ma túy

  • Những tác hại của tệ nạn đối với xã hội cho chính người mắc phải tệ nạn

  • Gây thiệt hại về vật chất như: tiền bạc, tài sản,…. để phục vụ cho việc hút chích, ăn chơi 
  • Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình như bất hòa trong gia đình, đánh nhau, cải nhau làm mất lòng tin đối với những người trong gia đình,…. Ví dụ: Có trường hợp cháu giết bà vì bà không cho tiền đi chơi game,…
  • Làm giảm sức khỏe, suy yếu nòi giống, trở thành nỗi lo sợ và gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ví dụ rất nhiều người bị mắc bệnh ung thư phổi do hút thuốc lá, uống rượu bia,…
  • Những tác hại của tệ nạn đối với xã hội đối với xã hội: làm gia tăng các loại tệ nạn, các loại bệnh nguy hiểm khác nhau như: bệnh AIDS, trộm cắp giết người,… dẫn tới mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tới đời sống của đông đảo người dân,…

3. Làm cách nào để nói không với các tệ nạn xã hội

  • Nguyên nhân hình thành các tệ nạn xã hội

  • Nhận thức về các tệ nạn xã hội của người trẻ còn mơ hồ, muốn bắt chước, tính tò mò, muốn chơi thử rồi sa đà do không kiểm soát được bản thân,…. 
  • Coi thường tính mạng, sống thờ ơ, buông thả,…. 
  • Gia đình,nhà trường, xã hội chưa quan tâm đúng mức tới việc phòng ngừa các tệ nạn, dẫn tới nhận thức của con người về tác hai của người dân còn hạn chế,…
  • Cần có các biện pháp để nói “Không” với các tệ nạn xã hội

  • Cần phải nhận thức về vấn đề này một cách nghiêm túc và sâu sắc, cần nhận thức được tác hại nguy hiểm của tệ nạn đối với xã hội thông qua tuyên truyền báo đài, phương tiện truyền thông, giáo dục từ gia đình, nhà trường,…
  • Mỗi người cần cảnh giác, nâng cao ý thức của bản thân trước những cám dỗ của xã hội, không bắt chước, sa vào các tệ nạn xã hội 
  • Góp ý tuyên truyền, vận động cho mọi người hiểu và biết được tác hại của tệ nạn xã hội. 

III. Kết bài

  • Khẳng định lại ý nghĩa quan trọng của việc nói không vói các tệ nạn xã hội

Tuổi trẻ là lực lượng tiên phong của các hoạt động xã hội, là tương lai của đất nước. Do vậy việc dẹp bỏ các tệ nạn xã hội là việc cần làm để tuổi trẻ chứng minh sức mạnh và bản lĩnh của mình. Từ đó, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

Trinh Po – Wikihoc.com

Similar Posts

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *