Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư ngắn gọn hay nhất

Từ xưa, người xưa đã có quan niệm thiên địa nhân nhất thể, chính vì vậy mà thiên nhiên đã trở thành người bạn đồng hành, là điểm tựa không thể thiếu của con người. Thiên nhiên trong thơ xưa đặc biệt luôn là bức tranh tráng lệ, hùng vĩ để qua đó phần nào thấy được tâm hồn người nghệ sĩ chân chính, những bậc tao nhân mặc khách thanh cao đã bằng ngòi bút tài hoa tinh tế của mình họa nên những kiệt tác văn chương. Và hẳn một trong số những bài thơ đấy hẳn bạn đã nghe về một Xa ngắm thác núi Lư. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn ngắn gọn bài Xa ngắm thác núi Lư nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây. Hướng dẫn soạn bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 7 ngắn gọn tại wikihoc.com để các bạn tham khảo và học tốt hơn

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Bạn đến chơi nhà ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài chữa lỗi về quan hệ từ ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI XA NGẮM THÁC NÚI LƯ LỚP 7 NGẮN GỌN

I, Đọc hiểu bài Xa ngắm thác núi Lư

Câu 1 / 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Điểm nhìn của tác giả khi ngắm thác núi Lư là từ xa, như vậy sẽ có một cách nhìn toàn diện, bao trùm cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ nơi đây.

Câu 2 / 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Câu thơ thứ nhất miêu tả thác nước khi được tắm mình dưới ánh nắng rực rỡ sinh ra những khói tía huyền ảo. Theo tên gọi đỉnh núi – Hương Lô – luôn có mây mù bao phủ nhưng khi nắng chiếu càng làm cảnh vật lộng lẫy, tráng lệ. Như vậy, mở đầu bài thơ nhà thơ đã tạo nền cho bức tranh thiên nhiên bằng một màu sắc rực rỡ, tráng lệ, bằng một thiên nhiên hùng vĩ, mờ ảo, để làm nền cho hình ảnh thác nước được miêu tả trong những câu thơ sau, càng sễ khơi gợi những xúc cảm thẩm mĩ trong lòng người đọc.

Câu 3 / 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Những vẻ đẹp khác nhau của thác được miêu tả trong ba câu tiếp :

  • Câu thơ thứ hai : Từ “quải” (treo) được sử dụng biến cái động thành cái tĩnh (Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Ở đây bản dịch thơ đã làm mất đi cái tĩnh của từ “quải”.
  • Câu thơ thứ ba : miêu tả thác nước với tốc độ mạnh, độ cao ngút và dốc thẳng, khung cảnh trở nên hùng vĩ, mãnh liệt, dữ dội, với hình ảnh này, vẻ đẹp của thiên nhiên càng dễ dàng gây được ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.
  • Câu thơ cuối : Sử dụng lối nói phóng đại nhưng vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực, dòng nước cao, mạnh, vừa hùng vĩ, dữ dội, phóng khoáng, man dại mà cũng thật dịu dàng, nên thư, tất cả đều có sức cuốn hút riêng để bắt vào lòng người đọc những rung động tế vi.

Câu 4/ 112 sgk Ngữ Văn 7 Tập1

Nhà thơ Lí Bạch qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả : tâm hồn mạnh mẽ, phóng khoáng, ưa thích sự hùng vĩ, phi thường, yêu và say đắm vẻ đẹp thiên nhiên. Một tâm hồn yêu thiên nhiên và với sự tài hoa trong bút pháp tả cảnh đã làm thiên nhiên hiện ra sinh động, chân thực đến từng cảm nhận.

Câu 5* / 112 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Mỗi cách hiểu đều có nét hay riêng, đều thể hiện phần nào tình cảm cách nhìn của người viết. Tuy nhiên cách hiểu trong chú thích (2) rõ ràng hơn nhưng cả hai cách hiểu đều thể hiện được cảm xúc, tâm trạng tác giả.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Từ đồng nghĩa ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *