Soạn bài Từ đồng âm ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Trong khi nói và viết có những tuy phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau ví dụ như từ bàn vừa hiểu là danh t ừ vừa hiểu là động từ. Vậy những từ có nghĩa khác nhau là từ loại gì và nó sử dụng như thế nào? , bài học Từ đồng âm sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về từ loại này. Qua bài học chúng ta hiểu khái niệm từ đồng âm và tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm  trong văn bản. Từ đó nhận biết từ đồng âm trong văn bản: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng âm, nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Từ đồng âm” Hướng dẫn soạn bài Từ đồng âm ngắn gọn lớp 7

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI TỪ ĐỒNG ÂM NGẮN GỌN LỚP 7

I. Thế nào là từ đồng âm?

1. Câu 1 trang 135 SGK văn 7 tập 1:

Nghĩa của mỗi từ “lồng”:

  • · Lồng (a): nói về ngựa, trâu hoạt động ,vùng lên hoặc chạy xông xáo
  • · Lồng (b): đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác

2. Câu 2 trang 135 SGK văn 7 tập 1:

Nghĩa của hai từ lồng trên không liên quan đến nhau.

II. Sử dụng từ đồng âm.

1. Câu 1 trang 135 SGK văn 7 tập 1:

Ta phân biệt được ý nghĩa các từ lồng ở hai câu trên dựa mối quan hệ với các từ khsac ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.

2. Câu 2 trang 135 SGK văn 7 tập 1:

Câu “đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành hai nghĩa:

  • · Nghĩa 1: đem cá về cất trong kho
  • · Nghĩa 2: đem cá về làm thức ăn (cá kho)

Thêm từ để câu trở thành câu đơn nghĩa:

  • · Đem cá về nhập kho nhé
  • · Đem cá về kho ăn cơm nhé

3. Câu 3 trang 135 SGK văn 7 tập 1:

Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, ta phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

III. Luyện tập bài Từ đồng âm.

1. Câu 1 trang 136 SGK văn 7 tập 1:

  •  thu : mùa thu (danh từ) / thu tiền (động từ)
  •  cao : cao thấp (tính từ) / cao hổ cốt (danh từ)
  •  ba : số ba (số từ) / ba má (danh từ)
  •  tranh : cỏ tranh (danh từ) / tranh ảnh (danh từ) / tranh cãi (động từ)
  •  sang : sang trọng (tính từ) / di chuyển sang (động từ)
  •  nam : hướng nam (danh từ) / nam giới (danh từ)
  •  sức : sức lực (danh từ) / tờ sức (một loại văn bản – danh từ)
  •  nhè : nhằm vào (động từ) / khóc nhè (động từ)
  •  tuốt : thẳng một mạch (tính từ) / tuốt lúa (động từ)
  •  môi : đôi môi (danh từ) / môi giới (động từ)
  • 2. Câu 2 trang 136 SGK văn 7 tập 1:

a. Cổ:

  •   Bộ phận cơ thể nối đầu với thân
  •   Bộ phận của áo, phần chung quanh cổ
  •   Bộ phận đồ vật hình dài, thon
  •   Cổ chân, tay

b) Đồng âm với từ cổ

  • cổ: xưa, cũ, lâu đời
  • cổ: một căn bệnh khó chữa

3. Câu 3 trang 136 SGK văn 7 tập 1:

  • Mọi người đang bàn về cái bàn mới
  • Con sâu nằm trên lá sâu
  • Năm chú chó ăn năm bát cơm

4. Câu 4 trang 136 SGK văn 7 tập 1:

 Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp từ đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.

Để phân rõ phải trái chỉ cần hỏi

  •  Anh mượn vạc để làm gì? – Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật. Hoặc:
  •  Vạc làm bằng gì? – Vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ở ngoài đồng.

 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *