Dàn ý cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra chi tiết đầy đủ

Cảm xúc ngày đầu tiên đi học luôn để lại trong chúng ta một ấn tượng sâu sắc phải không? Hầu hết các thế hệ học sinh dù có trưởng thành lớn lên nhưng những hình ảnh về trường học luôn in đậm trong tâm trí của họ. Trong đó hình ảnh cổng trường là 1 trong những hình ảnh có thể để lại ấn tượng nhiều vì nó là 1 trong những hình ảnh đầu tiên của học sinh khi tới 1 ngôi trường mới với biết bao kỷ niệm thời học sinh. Hôm nay wikihoc sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý chi tiết đề bài ” Cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra ” lớp 7

Các bài viết về chủ đề Cổng trường mở ra được quan tâm :

  • Soạn bài Cổng trường mở ra lớp 7
  • Tóm tắt văn bản “Cổng trường mở ra” lớp 7
  • Cảm nghĩ về bài “Cổng trường mở ra” lớp 7
  • Soạn bài Cổng trường mở ra ngắn gọn lớp 7

Quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường luôn mang lại cho chúng ta rất nhiều những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời mỗi người. Ở đó ta được vui chơi với bạn bè, được thầy cô yêu thương và chỉ dạy tận tình, ta cũng được lớn lên, trưởng thành, học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Đó cũng chính là ngôi nhà thứ hai của chúng ta. Và chắc chắn rằng bạn vẫn còn nhớ cảm xúc ngày đầu tiên đi học, bước vào cánh cổng trường, bước vào một chặng hành trình mới trong cuộc đời mình, một chân trời mới sẽ mở ra. Vì vậy các tác phẩm về ngày đầu tiên đi học luôn có sức hấp dẫn với chúng ta, khơi gợi những cảm xúc về đầu tiên đi học còn nguyên vẹn trong tâm trí. Sau đây wikihoc sẽ giúp các bạn lập dàn ý đề bài ” Cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra ” lớp 7. Khi cảm nghĩ các bạn chú ý thể hiện cảm xúc cách chân thành về những chi tiết ấn tượng trong văn bản. Ngoài ra các bạn có thể kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả để bài viết thêm sinh động. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN ĐỀ BÀI : CẢM NGHĨ VỀ VĂN BẢN ” CỔNG TRƯỜNG MỞ RA” CỦA LÍ LAN LỚP 7

I. Mở bài :

  • Giới thiệu văn bản

“Cổng trường mở ra “-Lí Lan là một bài bút kí  ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường để vào lớp Một. Đọc văn bản lòng ta vẫn rạo rực những cảm xúc lâng lâng, xao xuyến, như đang ngược dòng thời gian trở về  những ngày thơ ấu tươi đẹp.

II. Thân bài :

a. Tâm trạng của người con:

  • Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Hình ảnh cậu học sinh lớp  Một được miêu tả ở phần đầu bài viết thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt cậu thanh thoát tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng chúm lại như mút kẹo. Ngày mai khai trường vậy mà đêm nay cậu bé ngủ rất thanh thản, bởi vì cậu được mẹ chuẩn bị cho mọi việc. Lòng cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức sớm cho kịp giờ. Trong đêm trước ngày khai trường, tâm hồn đứa con rất hồn nhiên, vô tư.

b. Tâm trạng người mẹ:

  • Chúng ta có được sự vô tư hồn nhiên ấy cũng là nhờ tình yêu thương, sự chăm sóc của người mẹ. Mẹ chỉ muốn con mình luôn vui vẻ, trong sáng còn những mối lo, bận tâm cứ để mẹ lo, trong ánh mắt của mẹ thì những đứa con vẫn luôn còn ngây dại, cần được che chở, bảo vệ. Nhà văn chắc hẳn cũng đã trải qua cảm giác của một người mẹ với ngày khai trường của con nên mới có thể kể cách chi tiết và cảm xúc như vậy trạng người mẹ.
  • Mọi việc cũng đã xong, mẹ tự bảo mình phải đi ngủ sớm, nhưng nằm trên giường mẹ ” trằn trọc ” mãi. Trằn trọc chính là khi mẹ vẫn còn điều phải lo nghĩ. Mẹ đang lo nghĩ điều gì ?
  • Trước hết “mẹ tin con sẽ không bỡ ngỡ. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo của con ..” Điệp từ ” mẹ tin” nhắc lại ba lần, chứng tỏ mẹ đã yên lòng. Nhưng mẹ vẫn ” không ngủ được “, vẫn ” trằn trọc ” bởi vì trong lòng mẹ lại gợi lên bao cảm xúc khó tả về kỉ niệm đẹp đẽ ngày đầu tiên cắp sách đến trường.
  • Bên tai mẹ văng vẳng tiếng đọc bài trầm bổng ” Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi trên con đường làng dài và hẹp”. Mẹ nhớ lại ngày đầu tiên được bà ngoại tới trường ”  Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại…vào”. Mẹ cũng đã từng trải qua những cảm giác nào là nôn nao, hồi hộp khi thì chơi vơi, hốt hoảng… Mẹ nhớ lại những kỉ niệm ấy cũng là để được sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình và cũng là muốn ” nhẹ nhàng, cẩn thận, tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc hứng khuâng, xao xuyến “. Mẹ như muốn truyền cho con những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời với những ấn tượng khó phai trong ngày đầu tiên tới trường, giúp con hình dung chân trời thú vị sau cánh cổng trường.
  • Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy mở rộng ý nghĩ, liên tưởng đến một nét văn hóa rất đẹp của nước Nhật ” Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội…. sau này “. Nghĩ về chuyện thế giới cũng là để mẹ ghi nhớ trách nhiệm của bản thân mình với việc giáo dục của con. Tấm lòng người mẹ thật cao cả và đẹp đẽ biết bao!

c. Đánh giá:

  • Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ nhìn con ngủ và tâm sự với con nhưng cũng là tự nói với chính mình, ôn lại những kỉ niệm của mình. Cách viết này giúp bài văn như một lời tâm tình thủ thỉ nhẹ nhàng mà tinh tế, vô cùng thấm thía, lay động tình cảm với người đọc.
  • Tác phẩm đã mở ra trong ta rất nhiều những cảm xúc đẹp đẽ về đạo lí làm người, tình bạn, tình thầy trò, nghị lực, dũng cảm…để không ngừng vươn lên rèn luyện bản thân trở thành con ngoan, trò giỏi.

III.Kết bài :

  • Cảm nghĩ bản thân

” Cổng trường mở ra” của Lí Lan với những cảm xúc tốt đẹp về tình mẫu tử, trường lớp… để lại trong ta bao cảm giác đẹp đẽ với chân trời tri thức, làm sống lại kí ức ngày đầu tiên đi học.

TTT_ wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *