Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Kết thúc mỗi một phần học chúng ta sẽ có mục ôn tập và kiểm tra. Ôn tập chủ yếu là để củng cố kiến thức, sơ lược về những điều cơ bản cần phải ghi nhớ và là sự chuẩn bị kĩ càng cho kiểm tra. Đã hết chương trình ngữ văn lớp 7, từ đầu năm lớp 7, chúng ta đã học không ít những kiến thức về tập làm văn và đã đến cuối năm, đây là lúc chúng ta sẽ phải ôn tập lại hết những kiến thức đã học. Khối lượng kiến thức khá nhiều vì dồn từ đầu năm nên mọi người không thể lơ là với bài này. Sau đây là bài Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn ngắn gọn lớp 7 hay nhất để mọi người tham khảo và tìm kiếm thông tin về bài học hữu ích nhất cho mình. Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn ngắn gọn lớp 7 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài kiểm tra phần văn lớp 7 ngắn gọn
  • Soạn bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo ngắn gọn lớp 7

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn ngắn gọn lớp 7

I. Về văn biểu cảm

Câu 1 trang 139 SGK văn 7 tập 2

Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7:

  • Cổng trường mở ra (Lý Lan)
  • Mẹ tôi (Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi)
  • Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)
  • Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)
  • Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)

Câu 2 trang 139 SGK văn 7 tập 2

  • Chọn 1 bài mà em thích trong những bài trên.
  • Văn biểu cảm có đặc điểm:
  • Dùng để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm người viết đối với đối tượng biểu cảm

Câu 3 trang 139 SGK văn 7 tập 2

  • Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò làm cụ thể hóa đối tượng biểu cảm.

Câu 4 trang 139 SGK văn 7 tập 2

  • Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm có vai trò cụ thể hóa hoàn cảnh để bày tỏ cảm xúc

Câu 5 trang 139 SGK văn 7 tập 2

  • Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, thì cần nêu được những đặc điểm của con người, sự vật, hiện tượng đó là:
  • Vẻ đẹp, đặc điểm cơ bản
  • Tình cảm của mình đối với đối tượng

Câu 6 trang 139 SGK văn 7 tập 2

Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng biện pháp tu từ nhưu so sánh, nhân hóa,…

Câu 7 trang 139 SGK văn 7 tập 2

Điền vào chỗ trống:

Nội dung văn bản biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết

Mục đích biểu cảm

Truyền đạt cảm xúc đến độc giả

Phương tiện biểu cảm

Ngôn ngữ, hình ảnh, phép tu từ

Câu 8 trang 139 SGK văn 7 tập 2

Điền vào bảng:

Mở bài

Giới thiệu và nêu cảm xúc khái quát về đối tượng biểu cảm

Thân bài

Vẻ đẹp nổi bật của đối tượng và cảm xúc của người viết

Kết bài

Khẳng định lại tình cảm của người viết

 

II. Về văn nghị luận

Câu 1 trang 139 SGK văn 7 tập 2

Tên những bài nghị luận đã học:

  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
  • Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
  • Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
  • Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
  • Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

Câu 2 trang 140 SGK văn 7 tập 2

  • Văn bản nghị luận xuất hiện trong trường hợp bài xã luận, diễn đàn, bình luận… dưới dạng những bài luận văn, bài báo.

Câu 3 trang 140 SGK văn 7 tập 2

Yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận:

  • Luận điểm
  • Luận cứ
  • Lí lẽ
  • Dẫn chứng
  • Lập luận.

Yếu tố chủ yếu: luận điểm

Câu 4 trang 140 SGK văn 7 tập 2

  • Luận điểm là câu đề thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn.
  • Câu là luận điểm: a), d)
  • Vì câu a), d) là câu mang quan điểm, tư tưởn, tình cảm của người viết

Câu 5 trang 140 SGK văn 7 tập 2

  • Nói như vậy là không đúng.
  • Để làm văn chứng minh ngoài luận điểm và dẫn chứng cần phải phân tích dẫn chứng để chứng tỏ điều mình đang nhắc tới.
  • Cần chú ý đến chất lượng của luận điểm và dẫn chứng: cần rõ ràng, sắc nét, tiêu biểu.

Câu 6 trang 140 SGK văn 7 tập 2

Cách làm 2 đề khác nhau;

  • Đề a) chỉ yêu cầu giải thích nên chỉ cần giải thích nghĩa câu tục ngữ
  • Đề b) yêu cầu chứng minh nên ngoài giải thích câu tục ngữ cần có luận điểm, luận cứ, dẫn chứng rõ ràng để chỉ ra tính chất đúng đắn của câu tục ngữ.

Nhiệm vụ của:

  • Giải thích: giải thích ý nghĩa
  • Chứng minh: Chứng tỏ điều đó đúng hay sai.

III. Đề văn tham khảo

Ý làm các đề bài tham khảo

Đề 1:

  • Phân tích mặt lợi, hại của trò chơi điện tử
  • Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên
  • Lợi ích khi gần gũi với thiên nhiên

Đề 2:

Giải thích:

  • Nhất canh trì là gì?
  • Nhị canh viên là gì?
  • Tam canh điền là gì?
  • Vì sao người xưa lại nói như thế?
  • Điều đó còn đúng với hôm nay không?

Đề 3:

Giới thiệu sơ qua về tính cách và hoàn cảnh của Va-ren và Phan Bội Châu

  • Giải thích ý nghĩa cái cười nhếch mép của Phan Bội Châu
  • Cái cười ấy đã khiến Va-ren sửng sốt như thế nào?
  • Khí phách hiên ngang của Phan Bội Châu.

Đề 4:

  • Giới thiệu đoạn trích và nhân vật
  • Kể lại sự việc Thị Kính bị oan
  • Nỗi khổ mà Thị Kính bị oan
  • Đưa ra những câu nói của mẹ chồng cho thấy Thị Kính bị khinh rẻ vì gia cảnh nghèo.

Đề 5:

a) Các trạng ngữ trong đoạn văn: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.

  • Công dụng: xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc, làm nội dung câu được đầy đủ.

b) Một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ: một lòng / nồng nàn yêu nước

c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ : lòng nồng nàn yêu nước.

  • Tác dụng: nhấn mạnh hơn tính chất “nồng nàn” của tình yêu nước.

d) Trong câu cuối, tác giả đã dùng hình ảnh “làn sóng vô cùng mạnh mẽ” để thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước.

Tác dụng: sự liên tưởng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn

e) Trong câu cuối đoạn có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp: kết thành, lướt qua, nhấn chìm.

  • Động từ “kết thành”: sự đoàn kết, sự liên kết chặt chẽ của nhân dân với nhau
  • Động từ “lướt qua”: sự nhẹ nhàng, dễ dàng vượt qua nguy hiểm của nhân dân trong những khó khăn
  • Động từ “nhấn chìm” là động từ dành cho những kẻ thù cướp nước, bán nước: nhân dân ta sẽ dùng sức mạnh của mình để xóa sổ chúng.

Đề 6:

a)

  • Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
  • Câu kết đoạn: “Những cử chỉ đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”

b) Biện pháp liệt kê đã diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những hành động, những khía cạnh cho luận điểm chính.

c) Giữa hai vế được liên kết theo “từ…đến…” có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: các đối tượng trong đó đều là những công dân, người con của Việt Nam, có trách nhiệm chiến đấu bảo vệ cho đất nước.

d) Viết một đoạn văn có sử dụng ba lần mô hình “từ… đến”

  • Từ Bắc đến Nam, từ người miền xuôi đến người miền ngược, từ trẻ nhỏ đến người già, dù ở trong hoàn cảnh như thế nào, ai ai cũng lấp lánh nụ cười trên môi khi thấy lá cờ tổ quốc cuối cùng cũng bay trong gió. Màu đỏ của lá cờ đỏ sao vang in trên nền trời xanh mới đẹp đẽ tươi mới làm sao.

Đề 7:

a)

  • Câu văn nêu luận điểm: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”.
  • Các câu còn lại của đoạn văn làm nhiệm vụ giải thích luận điểm ấy.

b) Tác giả đã giải thích vè cái hay, cái đẹp của tiếng Việt:

  • Hài hòa về âm hưởng, thanh điệu
  • Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu
  • Có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng người Việt
  • Thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa qua lịch sử.

Và cái đẹp bao giờ cũng đồng hành cùng cái hay.

Đề 8:

Lựa chọn câu đúng:

  • a) Có thể có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng
  • b) Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người
  • c) Luận điểm cơ bản nhưng không nhất thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Rèn luyện chính tả ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *