Soạn bài Tiếng gà trưa lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1 tại wikihoc.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Thành ngữ lớp 7
  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

Những kỷ niệm tuổi thơ luôn là một trang hồi ức tươi đẹp mà có lẽ trong số chúng ta khó ai có thể quên được những năm tháng ấy. Trong dòng hồi ức ấy luôn tràn ngập ánh sáng của niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, có lẽ đó chỉ là một cây kem, một thanh kẹo hay những chiều chăn trâu, cắt cỏ, theo mẹ đi chợ sớm mai… Hôm nay, chúng ta cùng soạn bài Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1 của nhà thơ Xuân Quỳnh để cùng tác giả hồi tưởng lại những năm tháng tuổi thơ của tác giả cũng với người bà tần tảo, sớm hôm và tiếng gà gợi lại cho tác giả cả một trời thương nhớ

SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA NGỮ VĂN 7 TẬP 1

I. Tìm hiểu chung về bài Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1

1. Tác giả

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 -1988) là một nhà thơ nữ xuất xắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Chúng ta thường bắt gặp trong thơ bà những tình cảm gần gũi, bình dị như tình cảm gia đình, cuộc sống thường ngày.

Nhà thơ được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

2. Tác phẩm

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh

II. Hướng dẫn soạn bài Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1

1. Câu 1 trang 151 SGK Ngữ văn 7 tập 1

  • Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc: Giờ nghỉ trưa trên đường hành quân ra mặt trận, tác giả nghe thấy tiếng gà nhảy ổ làm nhà thơ nhớ tới người bà tẩn tảo và những năm tháng tuổi thơ gắn với bà của mình.
  • Mạch cảm xúc của bài thơ diễn ra rất đỗi tự nhiên, từ việc nghe thấy tiếng gà làm nhà thơ nhớ tới tiếng gà trong ký ức của mình, nhà thơ nhớ tới bà và những năm tháng tuổi thơ.

2. Câu 2 trang 151SGK Ngữ văn 7 tập 1

Những hình ảnh và kỷ niệm trong tuổi thơ được gợi lại từ tiếng gà trưa là:

  • Hình ảnh những chú gà mái mơ bên ổ trứng
  • Kỷ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng
  • Hình ảnh người bà chăm sóc đàn gà, soi từng trái trứng
  • Bà chăm lo cho đàn gà, nâng niu những quả trứng để cuối năm bán gà mua cho cháu quần áo mới

Qua đó biểu hiện những tình cảm của tác giả dành cho bà của mình: Sự yêu quý, kính trọng, tình yêu thương.

3. Câu 3 trang 151 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hình ảnh người bà hiện lên trong bài thơ: Gần gũi, tần tảo, giản dị, luôn yêu thương con cháu, dù sống trong cảnh nghèo khó những luôn dành mọi sự quan tâm, ưu ái dành cho người cháu của mình.

Tình cảm bà cháu được tác giả thể hiện trong bài thơ:

  • Tình cảm bà cháu sâu nặng, người cháu luôn yêu quý, kính trọng bà.
  • Dù xa quê nhưng hình ảnh người bà luôn in đậm trong ký ức của cháu

4. Câu 4 trang 151 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Nhận xét về cách gieo vần, về số câu thơ trong bài thơ:

  • Bài thơ viết theo thể 5 chữ, có sự biến đổi khá linh hoạt. Mỗi khổ thường có 4 câu hoặc hơn 4 câu. Mỗi câu thơ thường có 5 chữ hoặc ít hơn
  • Cách gieo vần chủ yếu là vần cách
  • Bắt đầu những khổ thơ 5 chữ là một câu thơ 3 chữ khiến cảm xúc của bài thơ như ùa về trong tác giả

III. Luyện tập bài Tiếng gà trưa

1. Câu 1 trang 151 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Học thuộc lòng một đoạn của bài thơ Tiếng gà trưa

2. Câu 2 trang 151 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ

Tiếng gà trưa, tiếng gà rất đỗi thân thương với người dân sinh ra và lớn lên tại nơi thôn quê. Đối với tác giả Xuân Quỳnh, tiếng gà không chỉ gợi nhớ cho tác giả nhớ về quê hương, những năm tháng tuổi thơ gắn bó bên mái nhà thân yêu mà hơn hết nó còn gợi nhớ cho tác giả nhớ về bà của mình. Tiếng gà nghe bình dị là thế nhưng đọng lại trong tác giả cả một trời thương nhớ. Đó là những năm tháng nghèo khó sống bên bà bà của mình. Người bà tần tảo sớm hôm nuôi cháu với bao nỗi lo thường nhật đời thường. Nhưng hơn hết đó là tình yêu thương vô bờ bến của bà, bà luôn mong muốn được dành cho cháu tất cả những gì tốt đẹp nhất. Chính tình yêu thương đó đã tiếp bước cho người chiến sĩ hôm nay thêm vững vàng trong ý chí, mạnh mẽ trong tinh thần chiến đấu để bảo vệ quê hương, bào vệ đất nước, bảo về cả những tình cảm rất đỗi giản đơn trong trái tim tác giả.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Điệp ngữ lớp 7
  • Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *