Soạn bài: Thạch Sanh (siêu ngắn) – Ngữ văn lớp 6

Phần 1: Từ đầu đến mọi phép thần thông: Sự ra đời của Thạch Sanh

Phần 2: Còn lại: Thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

     Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống một mình dưới gốc đa. Lý Thông gặp Thạch Sanh hai người trở thành bạn. Trong vùng có con chằn tinh hung dữ, Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi thế mạng. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa và cướp công của Thạch Sanh.

     Thạch Sanh bắt đại bàng bị thương. Lý Thông lừa Thạch Sanh giúp đỡ rồi nhốt lại. Thạch Sanh giết chết đại bàng cứu con vua thủy tề được vua tặng đàn. Thạch Sanh dùng tiếng đàn cứu khỏi bệnh cho công chúa, rồi tha bổng cho mẹ con Lý Thông.

     Thạch Sanh cưới công chúa → 18 nước chư hầu sang đánh. Thạch Sanh dùng tiếng đàn và niêu cơm đánh thắng kẻ thù.

Câu 1 (trang 66 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

Kể về sự ra đời và lớn lên như vậy nhân dân muốn:

     + Làm cho nhân vật lý tưởng trở nên đẹp đẽ và kỳ lạ.

     + Thạch Sanh có nguồn gốc cao quý, sống lương thiện thể hiện quan niệm về người dũng sĩ là người phi thường có nguồn gốc từ nhân dân và thần linh.

Câu 2 (trang 66 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Những thử thách của Thạch Sanh trước khi kết hôn với công chúa và phẩm chất bộc lộ qua các lần thử thách.

     + Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thế mạng → dùng võ công giết chết chằn tinh ⇒ Thật thà tình nghĩa thủy chung, giỏi võ nghệ và dung cảm.

     + Bị Lý Thông lừa xuống hang sâu cứu công chúa → dùng sức mạnh giết chết đại bàng, cứu công chúa, cứu con vua thủy tề ⇒ can đảm dung mãnh, tốt bụng, nghĩa hiệp.

     + Bị bắt vaò ngục, hồn chằn tinh đại bàng hãm hại → dùng cây đàn cứu công chúa khỏi bệnh → vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa ⇒ Khẳng định niềm tin của nhân dân vào các giá trị đạo đức của con người và ước mơ đổi đời.

Câu 3 (trang 66 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Sự đối lập giữa Lý Thông và Thạch Sanh

Câu 4 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Ý nghĩa của niêu cơm và tiếng đàn

Câu 5 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Qua kết thúc nhân dân muốn thể hiện sự công bằng: cái ác bị trưng phạt và cái thiện sẽ được đền đáp xứng đáng. Đây là kết thúc rất phổ biến trong truyện cổ tích.

Một số truyện có kết thúc tương tự như: Sọ Dừa, Tấm Cám, cây bút thần…

Bài 1 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Nếu vẽ một bức tranh minh họa em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh diệt đại bàng. Vì đây là chi tiết nói lên sự dũng cảm tài năng của Thạch Sanh. Có thể đặt tên bức tranh là Dũng sĩ Thạch Sanh.

Bài 2 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh.

Bài giảng: Thạch Sanh

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *