Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án năm 2021 (4 đề)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Ngữ văn lớp 6, dưới đây là Top 4 Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 1 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 6.

     Đề thi Giữa kì 1 – Năm học ….

     Môn Ngữ văn lớp 6

     Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 : (2 điểm) Hãy đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Ôi sức trẻ ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân”

(Tố Hữu)

a. Đoạn thơ gợi em nhớ tới truyện dân gian nào đã được học? Nhân vật chính trong truyện là ai?

b. Đoạn thơ kể lại những việc nào của nhân vật trong truyện em đã nêu trên?

c. Viết câu văn nêu cảm nghĩ của em về việc “nhổ bụi tre làng đánh giặc” của nhân vật trong truyện?

Câu 2 : (3 điểm)

Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Chỉ mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rọi”.

(Kỉ niệm rừng xanh – Nguyễn Phan Hách)

a. Trong câu văn có dùng mấy cụm danh từ, hãy ghi lại?

b. Hãy kẻ mô hình cụm danh từ và điền các cụm danh từ tìm được vào đó?

c. Trong cụm danh từ “mấy vạt cỏ xanh biếc”, có thể thay từ “vạt” bằng những từ nào, đó là từ loại gì?

d. Làm thế nào để nhận biết một cụm danh từ trong câu văn?

Câu 3 : (5 điểm)

Học sinh được chọn 01 đề trong 02 đề sau để viết bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy thi.

Đề 1 : Kể lại một việc tốt em đó làm trên đường đi học.

Đề 2 : Hãy là Bác Tai trong truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” kể lại nội dung câu chuyện.

Câu 1 :

a.

– Nêu được truyện, nhân vật được 0,5 điểm:

+ Truyện “Tháng Gióng

+ nhân vật chính: Thánh Gióng

b.

– Nêu các sự việc được 1 điểm

+ Gióng vươn vai lớn dậy

+ Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận

+ Gióng nhổ tre đánh giặc

(Nếu chỉ nêu được 2 việc được 0,75 điểm. Nếu chỉ nêu được 1 việc được 0,25 điểm)

c.

Viết được câu văn nêu cảm nghĩ (Thích, cảm phục, tự hào, muốn học tập,…. về việc làm của nhân vật) đảm bảo ngữ pháp, nội dung được 0,5 điểm)

Ví dụ:

+ Việc nhổ tre đánh giặc của Thánh Gióng thể hiện sự linh hoạt (thông minh, nhanh nhạy,…) của người anh hùng.

+ Vũ khí đánh giặc của người anh hùng có ở ngay trong cuộc sống.

+ Em muốn có được sự thông minh như Thánh Gióng.

+……

Câu 2 :

a.

– Nhận diện được 2 cụm danh và ghi lại chính xác, được 0,5 điểm:

+ mấy vạt cỏ xanh biếc

+ cái giang sơn vàng rọi

b.

– Kẻ đúng mô hình cụm danh từ được 0,5 điểm. (Học sinh kẻ mô hình cụm danh từ chi gồm ba cột TT, PT, PS cho 0,25 điểm)

– Điền đúng vị trí các từ trong từng cụm danh từ vào vị trí trong mô hình, được 0,5 điểm.

c.

Tìm được các danh từ đơn vị tương đương thay cho từ “vạt” được 0,75 điểm (ít nhất 3 từ), nêu đúng tên từ loại – là danh từ đơn vị được 0,25 điểm

+ Các từ thay cho từ “vạt”: đám, mảnh, miếng, cụm,…

+ Các từ đó là danh từ đơn vị (đơn vị ước chừng)

d.

Nêu được cách nhận biết một cụm danh từ, được 0,5 điểm. Cần thực hiện các bước:

+ Đọc kĩ câu văn để hiểu nội dung.

+ Xác định danh từ trong câu (xem danh từ đó làm thành phần nào trong câu: chủ hay vị…)

+ Tìm các từ ngữ phụ thuộc danh từ ở trước hoặc sau nó để tạo thành cụm danh từ.

⇒ Đó là cụm danh từ.

Câu 3 :

Đề 1:

a. Mở Bài:

– Nêu sự việc được 0,25 điểm

– Nêu được nhận xét, đánh giá khái quát của người viết về việc, được 0,25 điểm

b. Thân Bài:

Trình bày cốt truyện đảm bảo 6 yếu tố (các ý): Sự việc, nhân vật, thời gian, không gian, diễn biến (thắt nút, cao trào, mở nút), kết quả, ý nghĩa. Ngôi kể, thứ tự kể hợp lí. Các yếu tố tham gia tạo thành cốt truyện. Có thể theo diễn biến sau: (Học sinh có thể sắp xếp theo thứ tự kể khác, hợp lí vẫn tình điểm theo hướng dẫn):

* Kể được sự việc, nguyên nhân (lí do, tình huống trong không gian, thời gian): được 0,5 điểm

* Các sự việc phát triển: được 3 điểm

– Sự việc thắt nút

– Sự việc cao trào

– Sự việc mở nút

* Kết quả, ý nghĩa: được 0,5 điểm

c. Kết Bài:

– Đáng giá về việc, rút ra bài học được 0,25 điểm

– Đưa ra lời khuyên,…. được 0,25 điểm

Đề 2:

a. Mở Bài:

– Nêu tình huống tiếp xúc truyện, nhân vật được 0,25 điểm

– Nêu nhận xét khái quát của ngườii kể về nội dung việc sẽ kể. được 0,25 điểm

b. Thân Bài:

Lần lượt kể nội dung câu chuyện ở vị trí người kể là Bác Tai. Khi kể có thể thêm những lời nhận xét, đánh giá bộc lộ điệu bộ, thái độ của người kể và sắp xếp hợp lí các việc. Cụ thể:

* Kể (tình huống), nguyên nhân sự việc: được 0,5 điểm

* Diễn biến các sự việc: được 3 điểm

– Sự việc thắt nút

– Sự việc cao trào

– Sự việc mở nút

* Kết quả, ý nghĩa: được 0,5 điểm

c. Kết Bài:

– Khẳng định việc được kể: được 0,25 điểm

– Bày tỏ thái độ của người kể: được 0,25 điểm

Các đề kiểm tra Ngữ Văn 6 Học kì 1 có đáp án khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Similar Posts

24 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *