Soạn bài Số từ và lượng từ lớp 6 hay nhất đầy đủ
Hướng dẫn Soạn số từ và lượng từ Tiếng việt luôn là phẩn mảng kiến thức, đề tài mà chúng ta dường như không bao giờ được phép lãng quên.
Các bài soạn trước đó:
- Soạn bài Treo biển lớp 6
- Soạn bài Lợn cưới áo mới lớp 6
Bởi nó đóng một vai trò quan trọng trong cả phần học tập lẫn kiến thức về giao tiếp đời sống sao cho đúng cách và hợp lí. Trong đó số từ và lượng từ đóng một phần không thể bỏ sót qua trong phần tìm hiểu về Tiếng việt của chúng ta. Trong bài soạn lần này chúng ta sẽ tìm hiểu trước kiến thức về số từ và lượng từ. Phục vụ cho kiến thức học tập và kiến thức thực tế, hiểu được bản chất của vấn đề. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài số từ và lượng từ. Việc soạn bài trước ở nhà là một bước cần thiết và quan trọng trước khi lên lớp.
Soạn số từ và lượng từ
I. Số từ
1. Câu 1 trang 128 SGK văn 6 tập 1:
a)
- · Từ “hai” bổ sung nghĩa cho từ “chàng”
- · Từ “một trăm” bổ sung cho: cơm nếp, nệp bánh chưng
- · Từ “chín” bổ sung từ: ngà, cựa, hồng mao
- · Từ “một” bổ sung từ: đôi
=> đứng trước danh từ trong cụm danh từ, bổ sung nghĩa nghĩa về mặt số lượng
b) Từ “sáu” bổ sung nghĩa cho: đời Hùng Vương
=> đứng sau cụm danh từ và từ “thứ”, bổ sung nghĩa về vị trí thứ tự
2. Câu 2 trang 128 SGK văn 6 tập 1:
Không phải là số từ. Vì “đôi” là danh từ chỉ đơn vị
3. Câu 3 trang 128 SGK văn 6 tập 1:
Các từ có chung nghĩa với từ “đôi”: tá, cặp, chục…
II. Lượng từ
1. Câu 1 trang 128 SGK văn 6 tập 1:
Các từ “các, những, cả mấy” là những từ chỉ lượng một cách ước chừng, không xác định cụ thể rõ rang.
2. Câu 2 trang 129 SGK văn 6 tập 1:
Phụ trước |
Trung tâm |
Phụ sau |
|||
T2 |
T1 |
TT1 |
TT2 |
S1 |
S2 |
|
Các |
|
Hoàng tử |
|
|
|
Những |
Kẻ |
|
Thua trận |
|
|
Mấy vạn |
|
Tướng lính, kẻ sĩ |
|
|
III. Luyện tập bài Số từ và lượng từ
1. Câu 1 trang 129 SGK văn 6 tập 1:
Số từ là:
- · Một, hai, ba, bốn, năm (trong câu 1,3): chỉ thứ tự
- · Năm (câu 4): chỉ số lượng
2. Câu 2 trang 129 SGK văn 6 tập 1:
Trăm, ngàn đây không chỉ chính xác mà có nghĩa là nhiều, rất nhiều
3. Câu 3 trang 129 SGK văn 6 tập 1:
-Giống: chỉ sự tách ra của vật thể
-Khác nhau:
- · Từng: mang ý nghĩa chỉ sự trình tự, lần lượt, thứ tự
- · Mỗi: nhấn mạnh sự tách biệt, không có ỹ nghĩa lần lượt
Các bài soạn tiếp theo:
- Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng lớp 6
- Soạn bài Ôn tập truyện dân gian lớp 6