Soạn bài Lượm lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu tại HSG.com đầy đủ nhất sát SGK là nhà thơ được mệnh danh là lá cờ đầu tiên của nền thơ ca cách mạng Việt Nam ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ lớp 6
  • Soạn bài Ẩn dụ lớp 6

Những bài thơ, áng văn ông sáng tác đều hướng đến chính trị nhưng vẫn nồng đượm trong đó chất trữ tình nên thơ, bởi vậy nói trữ tình mà không khô khan sáo rỗng mà ngược lại. những sáng tác của ông đều rất giản dị nhưng lại để cho người đọc những ấn tượng khó phai nhạt. Một trong những hình ảnh ông khai thác là hình ảnh cậu bé liên lạc xuất hiện nhiều trong chiến tranh nước ta, tiêu biểu là hình ảnh cậu bé Lượm trong bài thơ cùng tên cúa Tố Hữu. sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Lượm. Việc soạn bài ở nhà là một việc cần thiết trước khi lên lớp.

SOẠN BÀI LƯỢM

I. Tìm hiểu chung về bài Lượm

1. Tác giả

Tố Hữu (1920-2002): tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam

2. Tác phẩm

Bài thơ “Lượm” được sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

II. Hướng dẫn soạn bài Lượm đọc hiểu văn bản

1. Câu 1 trang 76 SGK văn 6 tập 2:;

Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời người chú lính

Qua những sự việc:

  • Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu trong ngày Huế đổ máu
  • Sự hi sinh anh dũng của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

Bố cục:

  • Phần 1 (5 khổ đầu): cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở Huế
  • Phần 2 ( 7 khổ tiếp): sự hi sinh của Lượm trên đường đưa thư
  • Phần 3 (còn lại): hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước

2. Câu 2 trang 76 SGK văn 6 tập 2:

Hình ảnh về nhân vật Lượm:

  • · Hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
  • · Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
  • · Hành động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo, nhảy trên đường
  • · Lời nói hồn nhiên, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nahf
  • · Biện pháp tu từ: so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

=> là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Tuy công việc khó khăn nguy hiểm những cậu rất dũng cảm

3. Câu 3 trang 76 SGK văn 6 tập 2:     

Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, gian nan

Hình ảnh hi sinh của Lượm rất anh dũng, ngã xuống như một phần đất mẹ:

  • · Nằm trên lúa
  • · Lúa thơm mùi sữa
  • · Hồn bay giữa đồng

Khổ thơ đặc biệt “Ra thế/ Lượm ơi!….” diễn tả niềm thương xót ngậm ngùi trước sự hi sinh anh dũng đột ngột của Lượm

4. Câu 4 trang 76 SGK văn 6 tập 1 :

Tác giả đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau:

  • · Chú bé: cách gọi của người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa gần gũi
  • · Cháu : cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ
  • · Chú đồng chí nhỏ: cách gọi thân thiết, trìu mến và trang trọng đối với chiến sĩ nhỏ tuổi
  • · Lượm ơi: khi cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán

5. câu 5 trang 76 SGK văn 6 tập 2:

Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” đặt gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc tiếc thương đau xót trước sự hi ính của em. Đồng thời bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa tin vào sự thật.

Hình ảnh lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người

III. Luyện tập bài Lượm

1 Câu 1 trang 77 SGK vă 6 tập 2:học thuộc

2. Câu 2 trang 77 SGK văn 6 tập 2:

Hình ảnh chú bé lƯợm nhanh nhẹn thông minh hiện lên trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cậu làm nhiệm vụ liên lạc, hàng ngày đối mặt biết bao mưa bom bão đạn rất nguy hiểm. Nhưng với tinh thần gan dạ dũng cảm cậu không quản ngại khó khăn. Trong một chuyến đi công tác đưa thư liên lạc “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm bang qua những mặt trận đạn bay vèo vèo nguy hiểm ác liệt. Bỗng đạn nổ một dòng máu tươi… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Em hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân và yên nghỉ nơi đất mẹ

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Mưa lớp 6
  • Soạn bài Hoán dụ lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *