Soạn bài Phương pháp tả cảnh lớp 6

Hướng dẫn Soạn Phương pháp tả cảnh lớp 6 đầy đủ hay nhất các phần, trả lời câu hỏi cuối bài sách giáo khoa. Trong khi làm văn có không hiếm khi chúng ta cần tả con người bởi bản chất văn học và đời sống là hai đường tròn đồng tâm mà cái tâm ấy không đâu khác chính là con người.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Vượt thác lớp 6
  • Soạn bài So sánh(tiếp theo) lớp 6

Con người là đối tượng, là chủ thể của mọi mục đíhc văn chương. Nhiệm vụ của văn học chính là xoay xung quanh mối quan hệ của con người với hết thảy những yếu tố vật chất vô hình hay hữu hình xung quanh con người. Và đặc biệt, hiểu được điều này, chúng ta cũng hiểu được tầm quan trọng của cảnh đối với con người và đôi khi miêu tả con người còn là nền để miêu tả cảnh. Nhưng tả được một cảnh không phải dễ dàng. Sau đây là bài soạn Phương pháp tả cảnh lớp 6 để giúp các bạn dễ dàng hơn khi học bài này.

Soạn Phương pháp tả cảnh lớp 6

I. Hướng dẫn soạn Phương pháp tả cảnh

1. Phương pháp viết văn tả cảnh

Câu hỏi trang 46 SGK văn 6 tập 2

a) Văn bản đầu tiền tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Nói qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở cảnh sắc của khúc sông có nhiều thác dữ vì:

  • động tác của dượng Hương Thư được miêu tả rất mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện rằng đang qua một khúc sông có nước chảy mạnh, xiết, con người phải gồng mình lên chống chọi với con thác dữ.

b)

  • Văn bản thứ hai miêu tả dòng Năm Căn và rừng đước.
  • Người viết đã miêu tả theo thứ tự: điểm nhìn cảnh vật từ gần đến xa, từ thấp đến cao

c) Bố cục văn bản thứ ba:

  • Đoạn 1: Từ đầu … màu của lũy- giới thiệu lũy làng.
  • Đoạn 2: tiếp … lúc nào không rõ- miêu tả các vòng của tre
  • Đoạn 3: còn lại- suy nghĩ về tình mẫu tử.

Nhận xét về thứ tự miêu tả: lũy làng được miêu tả từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên.

II. Luyện tập Phương pháp tả cảnh

Câu 1 trang 47 SGK văn 6 tập 2

Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn thì:

a) Quan sát lựa chọn hình ảnh tiêu biếu là: giáo viên, các học trò, quanh cảnh lớp học

b) Thứ tự miêu tả các cảnh:

  • Miêu tả quanh cảnh lớp học
  • Miêu tả cô giáo
  • Miêu tả học trò đang chăm chú làm bài

c) Viết mở bài và kết bài cho bài văn

  • Mở bài: Sau một tuần chuẩn bị kĩ lưỡng, giờ kiểm tra tập làm văn đã tới. Mới một hồi trống vừa cất lên thì bạn này bạn nấy đã ngồi ngay ngắn, giấy bút chuẩn bị sẵn sàng để làm bài.
  • Thân bài: Giờ kiểm tra kết thúc trong tiếng thở phào nhẹ nhõm của mọi người. Những bạn làm bài tốt còn kèm theo nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt lấp lánh.

Câu 2 trang 47 SGK văn 6 tập 2

  • Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì thân bài sẽ tả theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi ra chơi.

Chọn một cảnh trong giờ ra chơi để viết thành đoạn:

  • Trên sân trường, mọi người nhanh chóng tản ra thành từng nhóm để chơi đùa, lúc này không còn nhìn ra bạn nào là học sinh lớp nào, ai cũng như chú chim non hồn nhiên trong nắng. Bên kia một tốp chơi đá cầu, xa xa là một tốp chơi nhảy dây. Phía những tán lá bang tỏa rộng nơi góc sân trường thì hiện ra những khuôn mặt thanh tú đang ngồi học bài hay đọc sách. Cả sân trường như bừng lên không phải vì nắng mà là tiếng cười nói râm ran không ngớt tạo cho không gian bầu không khí vui tươi, trẻ trung, năng động, mọi năng lượng như được thức tỉnh vì sự vui tươi ấy.

Câu 3 trang 47 SGK văn 6 tập 2

Bố cục văn bản “Biển đẹp”:

Mở bài: Giới thiệu vẻ đẹp của cảnh biển.

Thân bài:

  • Miêu tả sự thay đổi của biển theo thời gian: sáng, trưa, chiều.
  • Miêu tả sự thay đổi của biến theo màu sắc mây trời.

Kết bài: Cảm nhận về cảnh biển.

 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 6
  • Soạn bài Nhân hóa lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *