Soạn bài Chỉ từ lớp 6 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Chỉ từ lớp 6 đầy đủ hay nhất sách giáo khoa ngữ văn. Chỉ từ cùng với nhiều loại từ khác như lượng từ, số từ làm nên sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng lớp 6
  • Soạn bài Ôn tập truyện dân gian lớp 6

Trong những bài học trước, chúng ta đã được làm quen với số từ và lượng từ, hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ từ. Khi nói hoặc viết, chúng ta muốn nói đến một người, một vật, một hiện tượng, vị trí nào đó thì sẽ cần dùng đến chỉ từ. Vậy, chỉ từ là gì, công dụng của nó ra sao, chúng ta sẽ cùng soạn bài Chỉ từ để chuẩn bị thật tốt cho tiết học trên lớp. Nắm vững được những khái niệm về chỉ từ, công dụng và ý nghĩa của nó, chúng ta sẽ biết cách dùng đúng chỉ từ trong các hoàn cảnh giao tiếp, nói cũng như viết. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Chỉ từ lớp 6.

SOẠN BÀI CHỈ TỪ LỚP 6

I- Chỉ từ là gì?

Câu 1 trang 136 SGK văn 6 tập 1:

  • Từ “nọ” bổ sung ý nghĩa cho từ “ông vua” và “nhà”
  • Từ “ấy” bổ sung ý nghĩa cho từ “viên quan”
  • Từ “kia” bổ sung ý nghĩa cho từ “làng”

Câu 2 trang 137 SGK văn 6 tập 1:

So sánh ý nghĩa các từ và cụm từ:

  • Vế 1: thiếu tính chính xác
  • Vế 2: cụ thể, sinh động, rõ ràng

Ý nghĩa của các từ in đậm: giúp các danh từ đi kèm theo nó rõ ràng, sinh động hơn

Câu 3 trang 117 SGK văn 6 tập 1:

So sánh điểm giống và khác của các từ “ấy”, “nọ”: Viên quan ấy/ hồi ấy, nhà nọ/ đêm nọ

Giống nhau: xác định vị trí của danh từ

Khác nhau:

  • Vế 1: Định vị về không gian
  • Vế 2: Định vị về thời gian

II- Hoạt động của chỉ từ trong câu

Câu 1 trang 117 SGK văn 6 tập 1:

Trong các câu đã dẫn ở phần I, chỉ từ đảm nhận chức vụ xác định vị trí của sự vật

Câu 2 trang 117 SGK văn 6 tập 1:

Chức vụ của các chỉ từ trong câu:

a. Đó: có vai trò như chủ ngữ trong câu

b. Đấy: giữ vai trò làm chỉ từ xác định về thời gian

III- Luyện tập bài chỉ từ

Câu 1 trang 138 SGK văn 6 tập 1:

a. Chỉ từ “ấy”: định vị sự vật trong không gian, làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ

b. Chỉ từ “đấy”, “đây”: định vị sự vật trong không gian, làm chủ ngữ

c. Chỉ từ “nay”: định vị sự vật trong thời gian, làm trạng ngữ

d. Chỉ từ “đó”: định vị sự vật trong thời gian, làm trạng ngữ

Câu 2 trang 138 SGK văn 6 tập 1:

a. Đến chân núi Sóc-> đến đấy

b. Làng bị lửa thiêu cháy-> làng ấy

=> Cần viết như vậy để khỏi lặp từ

Câu 3 trang 138 SGK văn 6 tập 1:

Không thể thay các chỉ từ trong đoạn văn bằng những từ hoặc cụm từ khác

Nhận xét về tác dụng của chỉ từ:

  • Giúp định vị được các sự vật, thời điểm trong chuỗi sự vật hoặc trong thời gian
  • Chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng lớp 6
  • Soạn bài Con hổ có nghĩa lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *