Soạn bài So sánh(tiếp theo) lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn Soạn So sánh(tiếp theo) đầy đủ các phần hay nhất sách giáo khoa ngữ văn lớp 6. “Nhìn anh ấy cao như cây sào”, “Cô ấy có giọng hát hay như chim hót”, “Chiếc cặp của cậu trong chẳng đẹp bằng chiếc cặp của nó”,…

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6
  • Soạn bài Vượt thác lớp 6

Đây là cách mà chúng ta hay nói chuyện với nhau và chúng ta sử dụng những câu tương tự như vậy nhiều, quen thuộc và tự nhiên tới độ ta quên mất là mình đang sử dụng biện pháp so sánh. Đây là một trong những phép được sử dụng thông dụng nhất ngay trong văn học hay đời sống hàng ngày, có thể nó xuất hiện ngay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày mà ta đôi khi không chú ý. Những câu so sánh khiến cho sự vật hiện tượng trở nên sinhd dộng và rõ hơn bao giờ hết. Trong chương trình ngữ văn 6, chúng ta đã được học một bài sao sánh và đây là bài soạn cho bài so sánh tiếp theo.

Soạn So sánh(tiếp theo)

I. Hướng dẫn Soạn So sánh(tiếp theo)

1. Các kiểu so sánh

Câu 1 trang 41 SGK văn 6 tập 2

Các phép so sánh trong khổ thơ:

  • Những ngôi sao thức- chẳng bằng mẹ thức vì chúng con
  • Mẹ- là ngọn gió của con suốt đời

Câu 2 trang 41 SGK văn 6 tập 2

Từ ngữ chỉ so sánh trong khổ thơ:

  • Chẳng bằng: So sánh không ngang bằng
  • Là: So sánh ngang bằng

Sự khác nhau giữa các từ so sánh đó là

  • Phép so sánh không ngang bằng: Thể hiện tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với con vô vàn không đong đếm được.
  • Phép so sánh ngang bằng: Lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với người mẹ.

Câu 3 trang 41 SGK văn 6 tập 2

Những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng:

  • So sánh ngang bằng: là, như, y như, giống như, tựa, tựa như, bao nhiêu…bấy nhiêu…
  • So sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, kém hơn, không bằng, chẳng bằng, chưa bằng…

2. Tác dụng của so sánh

Câu 1 trang 42 SGK văn 6 tập 2

Phép so sánh trong đoạn văn:

  • Có chiếc tựa mũi tên nhọn
  • Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không

Câu 2 trang 42 SGK văn 6 tập 2

Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng:

  • Miêu tả sự vật sự việc một cách rõ ràng, sinh động hơn
  • Thể hiện rõ tư tưởng, tính cảm của người viết một cách sâu sắc

II. Luyện tập Soạn So sánh(tiếp theo)

Câu 1 trang 43 SGK văn 6 tập 2

Các phép so sánh trong những khổ thơ:

  • Nước sông trong như gương soi: so sánh ngang bằng
  • Tâm hồn là một buổi trưa hè: so sánh ngang bằng
  • Con đi trăm núi ngàn khe- chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm: so sánh không ngang bằng
  • Con đi đánh giặc mười năm- chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi: so sánh không ngang bằng
  • Anh đội viên mơ màng- như nằm trong giấc mộng: so sánh ngang bằng
  • Bóng Bác cao lồng lộng- ấm hơn ngọn lửa hồng: so sánh không ngang bằng

Phép so sánh mà em thích đó là:

  • Bóng Bác cao lồng lộng- ấm hơn ngọn lửa hồng
  • Qua phép so sánh, hình ảnh Bác hiện lên cao lớn mà lại gần gũi, vĩ đại mà ấm áp, hình ảnh ấy như sưởi ấm trái tim người chiến sĩ còn hơn cả ngọn lửa hồng trong đêm giá rét.

Câu 2 trang 43 SGK văn 6 tập 2

Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác” là:

  • Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.
  • Những động tác thả sào, rút rào rập ràng nhanh như cắt
  • Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
  • Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Hình ảnh so sánh mà me thích đó là:

  • Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
  • Em thích hình ảnh này vì qua hình ảnh so sánh, dáng vóc con người hiện lên sinh động, oai phong và đặc biệt nhà văn đã sử dụng đến hai hình ảnh so sánh trong một câu văn.

Câu 3 trang 43 SGK văn 6 tập 2

Dựa theo bài “Vượt thác”, viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ, trong đoạn văn sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu:

  • Thác nước thật dữ dội, ngồi trên thuyền mà ngắm nhìn nó vần vũ thì có cảm tưởng nó y như một con thủy quái đang thách thức gan dạ của con người. Trước con thủy quái ấy, dượng Hương Thư như bộc lộ rõ con người mình trong những động tác thả sào, rút rào rập ràng nhanh hơn cắt. Những đợt sóng đập vào mạn thuyền tung bọt trắng xóa đẩy con thuyền theo hướng mà con người không mong muốn khiến cho dượng Hương Thư phải dung sức mạnh của mình giữ cây sào cản đường đi không mong đợi ấy. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Phương pháp tả cảnh lớp 6
  • Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *