Soạn bài Những câu hát châm biếm ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Nếu những câu ca dao, câu hát về tình yêu quê hương đất nước làm cho người ta thấy được những vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình, tình yêu dành cho quê hương, đất nước cũng từ đó mà hình thành thì những câu hát châm biếm lại phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu của con người. Từ đó lên án, đả kích và nêu lên những bài học về cách sống, cách cư xử của con người trong xã hội. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Những câu hát châm biếm Ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất để thấy rõ hơn điều đó. Hướng dẫn soạn bài Những câu hát châm biếm Ngữ văn 7 tập 1 một cách ngắn gọn nhất tại Wikihoc.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Những câu hát than thân ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM NGỮ VĂN 7 TẬP 1

I. Tìm hiểu văn bản

II. Đọc hiểu văn bản và trả lời câu hỏi

1. Câu 1 – SGK/52 Ngữ văn 7 tập 1

Bài 1 giới thiệu về “chú tôi” là một người

  • Là người nghiện ngập, rượu chè, nghiện ngủ, lười biếng

Hai dòng thơ đầu có ý nghĩa:

  • Nêu lên sự đối lập giữa “chú tôi” (một người lười biếng, nghiện ngập) với hình ảnh “cô yếm đào”, một cô gái xinh đẹp. Đồng thời là lời mở đầu để giới thiệu về hình ảnh “chú tôi” ở những câu sau
  • Bài ca dao này châm biếm những hạng người lười nhác, lắm tật xấu trong xã hội.

2. Câu 2 – SGK/52 Ngữ văn 7 tập 1

Bài 2 nhại lời của ông thầy bói nói với cô gái đi xem bói

Nhận xét về lời của thầy bói:

  • Đó toàn là những lời hiển nhiên, ai cũng có thể đoán được.
  • Lời thầy bói toàn thể hiện toàn những điều nực cười, vô nghĩa
  • Bài ca dao này nhằm phê phán những kẻ mê tín dị đoan, nhằm lừa lọc, đánh vào niềm tin của người khác để kiếm tiền.

Những bài ca dao khác có nội dung tương tự là:

Nhà bà có con chó đen

Người lạ nó cắn, người quen nó mừng

3. Câu 3 – SGK/52 Ngữ văn 7 tập 1

Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho những nhân vật sau trong xã hội

  • Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã
  • Cà cuống: những kẻ có thể lực, tai to mặt lớn trong làng, xã ở chế độ cũ
  • Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ trong xã hội cũ
  • Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng
  • Việc chọn những con vật để miêu tả, “đóng vai” lí thú ở điểm: Dùng thế giới loài vật ngầm ý nói về thế giới loài người, làm cho cảnh tượng trở nên sinh động, từng con vật được nói tới nhằm nói về một hạng người trong xã hội cũ.
  • Bài ca phê phán, châm biếm những hủ tục ma chay rườm rà trong xã hội cũ đã làm khổ những con người nghèo khổ.

4. Câu 4 – SGK/52 Ngữ văn 7 tập 1

Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả:

  • Là người còn quyền có lực “nón dấu lông gà”, “ngón tay đeo nhẫn”.
  • Tính cách khoe khoang, thể hiện quyền lực. Nhưng thực chất tất cả chỉ là những thứ hào nhoáng bên ngoài, ba năm mới được sai làm việc một lần, mà quần áo còn phải đi mượn đi thuê.

Nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này:

  • Lời lẽ châm biếm, nịnh bợ, châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành.
  • Nghệ thuật phóng đại, ba năm mới được sai việc một lần.
  • Câu thơ mỉa mai về sự xuất hiện của “câu cai”, một kẻ khoe mẽ, thích phô trương một cách thảm hại

III. Luyện tập bài Những câu hát châm biếm Ngữ văn 7 tập 1

1. Câu 1 – SGK/53 Ngữ văn 7 tập 1

Em đồng ý với ý kiến c. Nội dung và nghệ thuật cả bốn bài ca dao dùng để châm biếm, đả kích

2. Câu 2 – SGK/53 Ngữ văn 7 tập 1

Những câu hát châm biếm nói trên có điểm giống với truyện cười dân gian ở điểm: Đều dùng để phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Đại từ ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *