Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm ngắn gọn lớp 7

Văn biểu cảm là thể loại văn dùng để biểu đạt cảm xúc của người viết, thông qua đó người viết có thể đưa những yếu tố tình cảm, nhận định chung của mình cho bài viết của cá nhân. Thông qua đó, người đọc có thể có thể cảm nhận được tình cảm của người viết dành cho nhân vật, sự việc, con người hay một tác phẩm văn học nào đó. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập văn biểu cảm Ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn để củng cố những kiến thức đã được học của mình Hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn biểu cảm Ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn tại wikihoc.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Chơi chữ ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài: Chuẩn mực sử dụng từ ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM NGỮ VĂN 7 TẬP 1

Câu 1 – SGK/168 Ngữ văn 7 tập 1

Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ở điểm

  • Văn miêu tả: Sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả, sử dụng nhằm mục đích tái hiện lại sự vật, sự việc, con người nhằm làm cho người đọc hình dung về nó
  • Văn biểu cảm: Sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, sử dụng nhằm mục đích nói lên những tình cảm, suy nghĩ của người viết về đối tượng sự vật, sự việc, tác phẩm,.. được nói tới

Câu 2 – SGK/168 Ngữ văn 7 tập 1

Văn biểu cảm khác với văn tự sự ở điểm:

  • Văn biểu cảm: Sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, sử dụng nhằm mục đích nói lên những tình cảm, suy nghĩ của người viết về đối tượng sự vật, sự việc, tác phẩm,.. được nói tới
  • Văn tự sự: Sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự, sử dụng nhằm mục đích kể lại câu chuyện một cách đầy đủ, có khởi đầu có kết thúc

Câu 3 – SGK/168 Ngữ văn 7 tập 1

  • Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò: Trong văn biểu cảm luôn phải có hai yếu tố là tự sự và miêu tả. Chính vì thế hai yếu tố này làm nền cho người viết thể hiện cảm xúc của mình, làm cho tình cảm, cảm xúc của người viết trở nên rõ ràng, cụ thể hơn, tạo ra sự ấn tượng cho bài viết.
  • Ví dụ: Bài Hoa học trò, Hoa Hải Đường, Cây sấu Hà Nội,…

Câu 4 – SGK/168 Ngữ văn 7 tập 1

a. Mở bài: 

  • Nêu lên mùa mà em thích nhất trong bốn mùa một năm
  • Nếu khái quát lý do vì sao em thích nhất là mùa đó

 b. Thân bài:

Biểu cảm về mùa xuân:

  •  Thiên nhiên mùa xuân như thế nào? (ấm áp, muôn hoa đua nở,…)
  •  Hoạt động đặc trưng của con người (Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.)
  • Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ….

c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân

Câu 5 – SGK/168 Ngữ văn 7 tập 1

  • Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ như: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ,…
  • Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng vì: Biểu cảm và thơ đều thể hiện cảm xúc của tác giả, đó chính là tính trữ tình của bài viết.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Sài Gòn tôi yêu ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Mùa xuân của tôi ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *