Soạn bài Bài ca Côn Sơn đầy đủ hay nhất lớp 7

Hướng dẫn soạn bài Bài ca Côn Sơn lớp 7 tại wiki.hoc đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc học được tốt hơn.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm lớp 7
  • Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra lớp 7

Nguyễn Trãi là một bậc đại thi hào của dân tộc, các sáng tác của ông đều thấm thía nỗi lòng của một nhà yêu nước với những người dân tội nghiệp. Ở đó ta bắt gặp tấm lòng một danh nhân văn hóa, một nhà trí sĩ yêu nước, thương dân đồng thời cũng bắt gặp hình ảnh một thi nhân giàu tình yêu thiên nhiên tha thiết, với tâm hồn nghệ sĩ rất bay bổng lãng mạn. Đó cũng chính là một vẻ đẹp trong tâm hồn thanh cao của thi nhân. Và Bài ca Côn Sơn là bài thơ rất tiêu biểu cho nét đẹp ấy trong phong vị Nguyễn Trãi, vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Bài ca Côn Sơn nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

SOẠN BÀI CA CÔN SƠN LỚP 7

I, Tìm hiểu chung bài Bài ca Côn Sơn

1, Tác giả

Nguyễn Trãi là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam.

2, Tác phẩm

Côn sơn ca nằm trong đoạn cuối tập thơ chữ Hán “Ức trai thi tập.”

II, Đọc hiểu bài Bài ca Côn Sơn

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bài thơ viết theo thể lục bát : tối thiểu có một cặp câu 6(lục)-8(bát). Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Đoạn thơ có năm từ ta :

a. Nhân vật ta là nhà thơ.

b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta : một thi sĩ giàu lòng yêu thiên nhiên, đắm say và bay bổng cùng thiên nhiên, đó là một cách để thấy nhân cách thanh cao của thi nhân muốn lánh đục về trong.

c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, tài hoa trong ngì bút bậc thầy của thi nhân.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

 Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.

Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.  Đó có thể nói là hình ảnh quen thuộc của những bậc tao nhân mặc khách muốn lánh đục về trong để giữ vững nhân cách thanh cao của mình trước thị phi nhiễu loạn, xô bồ.

Câu 5 (trang 80 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, có– 2 lần.

  •    Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ : nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ.

III, Luyện tập bài Bài ca Côn Sơn

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

  • Giống :Đều là từ tình yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, đồng thời sử dụng khá nhiều biện pháp so sánh.
  • Khác : Nguyễn Trãi so sánh với tiếng đàn, Hồ Chí Minh so sánh với tiếng hát.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) lớp 7
  • Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *