Giáo án bài Câu trần thuật đơn không có từ LÀ – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: Câu trần thuật đơn không có từ LÀ

1. Kiến thức

Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. Cấu tạo của câu miêu tả và câu tồn tại.

2. Kĩ năng

Luyện kĩ năng nhận diện và câu phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

3. Thái độ

Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi ôn tập.

1. Giáo viên Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

– Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là? VD?

3. Bài mới

4. Củng cố, luyện tập

Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? Lấy ví dụ minh họa?

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học bài, thuộc ghi nhớ.

– Hoàn thiện bài tập.

– Chuẩn bị tiết: Ôn tập văn miêu tả

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”

– GV treo bảng phụ đã viết VD

– Gọi HS đọc

– Xác định CN – VN trong hai câu

– VN ở hai câu này do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?

– Chọn những từ ngừ thích hợp điền vào trước VN?

– Em hãy nhận xét về cấu trúc của câu phủ định?

I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là

1.Bài tập:

a. Bức tranh này// đẹp lắm.

   C      V

b. Chúng tôi//tụ hội ở góc sân.

   C      V

2.Kết luận

– Câu a: VN do cụm tính từ tạo thành. – Câu a: VN do cụm động từ tạo thành.

– Chọn từ:

+ Bức tranh này không (chưa, chẳng) đẹp lắm.

+ Chúng tôi không (chẳng chưa) tụ hội ở góc sân.

– Cấu trúc phủ định: Từ phủ định kết hợp trực tiếp với cụm ĐT hoặc cụm TT.

*. Ghi nhớ: SGK – Tr 119

Hoạt động 2: Tìm hiểu Câu miêu tả và câu tồn tai:

– GV treo bảng phụ

– Gọi HS đọc

– Xác định CN – VN trong các câu?

– Em có nhận xét gì về vị trí của của VN trong câu b?

– Dựa vào kiến thức đã học về văn miêu tả, em hãy cho biết đoạn văn ở mục II.2 có phải là văn miêu tả không?

– Theo em, em điền câu nào vào chỗ trống của đoạn văn? Vì sao?

II. Câu miêu tả và câu tồn tai:

1. Bài tập:

a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con// tiến lại.

   TN   C      V

b. Đằng cuối bãi, tiến lại// hai cậu bé con.

   TN     V   C

2. Kết luận

– Câu b: VN được đảo lên trước CN: Câu tồn tại

– Câu a: là câu miêu tả

– Đoạn văn là văn miêu tả

– Điền vào chỗ trông là câu a vì đó là câu văn miêu tả

*. Ghi nhớ: SGK – Tr 119

Hoạt động 3:

– GV treo bảng phụ

– HS đọc bài tập

– Mỗi em lên bảng làm một câu

– HS làm vào vở bài tập

III.Luyện tập:

1.Bài 1: Xác định CN _ VN và cho biết câu nào là cây miêu tả và câu nào là câu tồn tại?

a. Bóng tre //trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.=> Câu miêu tả

– …Thấp thoáng// mái đình, mái chùa cổ kính. => Câu tồn tại

– …Ta// gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. => Câu miêu tả

b. – …Có// cái hang của dế Choắt. => Câu tồn tại

– .. Tua tủa //những mầm măng. => Câu tồn tại

– Măng //chồi lên nhọn hoắt như một cái gai khổng lồ.

=> Câu miêu tả

2. Bài 2: Viết đoạn:

– Độ dài: 5 – 7 câu

– Nội dung: Tả cảnh trường em

– Kĩ năng: có sử dụng các kiểu câu:

+ Câu trần thuật đơn có từ là

+ Câu trần thuật đơn không có từ là.

+ Câu miêu tả và câu tồn tại.

VD: Trường em nằm ở trung tâm thành phố. Giữa những tòa nhà cao tầng, trường chúng em trở nên gọn gàng xinh xắn. Mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh thoa một màu hồng phấn lên cả bức tường chính đông. Dưới mái vòm cửa đông, nhộn nhịp những cô cậu HS.

3. Bài 3: Viết chính tả: Đoạn dầu bài Cây tre Việt Nam

Yêu cầu xác định từ ghép, từ láy trong đoạn văn đó:

– Từ ghép: muôn mgàn, cây lá, tre nứa, thân mật, mấy chục, mầm non, xanh tốt,, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

– Từ láy: thân thuộc, ngút ngànm, đâu đâu, mộc mạc, nhũn nhặn, cuứng cáp, dẻo dai.

– Có cặp từ gần nghĩa: Vũng chắc – cúng cáp; giản dị – mộc mạc.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *