Bài văn miêu tả bác bảo vệ trường em lớp 6 hay

Mỗi trường học đều thường có ít nhất người bảo vệ đa số là các bác tuổi trung niên trở lên. Hướng dẫn làm bài văn tả bác bảo vệ trường em lớp 6 hay nhất, tập làm văn miêu tả bác bảo vệ cổng trường đang làm nhiệm vụ

Các bài viết về chủ đề tả bác bảo vệ được quan tâm :

  • Dàn ý tả bác bảo vệ trường em lớp 5
  • Tả bác bảo vệ trường em lớp 5
  • Dàn ý Tả bác bảo vệ trường em lớp 6

Ở trường học nào cũng thế, luôn luôn có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đảm nhiệm các việc hành chính trong trường. Bác bảo vệ là một người rất gần gũi, thân quen với lớp lớp học sinh. Bác là người lặng lẽ trực, canh và bảo vệ trường qua năm tháng. Ngày nào cũng vậy, dù rằng trường có vắng bóng học sinh những ngày nghỉ hay lễ, Tết, bác vẫn túc trực ở đây bảo vệ sự an toàn của trường. Trong chương trình Ngữ Văn 6, ta sẽ bắt gặp kiểu đề tả bác bảo vệ trường em. Với dạng bài này, cần chú ý tập trung làm nổi bật hình ảnh bác bảo vệ với các công việc hằng ngày ở trường. Dưới đây là bài văn mẫu tả bác bảo vệ trường em giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về đề bài này.

BÀI LÀM VĂN SỐ 1 TẢ BÁC BẢO VỆ TRƯỜNG EM LỚP 6

Hôm nay, tôi có dịp về thăm trường Tiểu học cũ, tình cờ gặp bác Lê – bảo vệ trường năm nao. Lại là giờ học nên hai bác cháu đã ngồi hàn huyên. Bác Lê vẫn thế, chẳng khác nhiều so với ngày trước.

Bác Lê năm nay đã ngoài tuổi bốn mươi nhưng trông bác vẫn khỏe mạnh và vẫn yêu đời, hóm hỉnh như ngày nào. Tôi vẫn không quên cái dáng người khom khom thấp, bước những bước điềm tĩnh của bác. Chiếc áo đồng phục bảo vệ đã sờn vai vẫn được bác mặc hàng ngày. Mái tóc bác tôi thấy đã điểm vài sợi bạc. Có lẽ đó là minh chứng cho những đêm thao thức không ngủ vì bận bịu nghĩ suy của bác. Vầng trán cao từ lúc nào đã hằn những vết nhăn của năm tháng vất vả, của một đời khó nhọc chuyện cơm áo gạo tiền. Tôi vẫn thích nhất đôi mắt biết nói của nói: đôi mắt biết giận dữ khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt biết suy tư trước ngày chia tay cuối năm, đôi mắt biết cười khi chúng tôi chuyện trò với bác. Đôi mắt ấy dù thế nào song vẫn ánh lên những cái nhìn chân thành và thân thiện nhất. Tôi để ý tới bàn tay sạm đen hơn của bác, đôi bàn tay ngày ngày cầm dùi đánh trống, sớm chiều mở và khóa cổng,… Đôi bàn tay đã có nhiều vết chai sần vì những gánh nặng ở cuộc sống. Mỗi lần chúng tôi chào, bác lại cười một nụ cười rất tươi, vẫy tay lại với chúng tôi.

Bác Lê hiền lắm. Những lúc chúng tôi mắc lỗi gì, bác chỉ nghiêm khắc phê bình chứ không quát tiếng nặng lời nhẹ với chúng tôi. Chúng tôi mỗi lúc rảnh rỗi hay ra tâm sự cùng với bác. Bác kể cho chúng tôi nghe bác đã từng tham gia kháng chiến ra sao, bác về trường từ lúc nào. Bác nhớ như in cây bàng lớn ở góc sân trường được trồng từ lúc nào, đã trải qua mưa nắng ra sao. Bác cũng điểm mặt, gọi tên rất nhiều những học sinh nổi bật trong trường làm bác không lúc nào quên được. Bác cũng vui tính lắm. Bác thường pha trò cười mỗi khi tôi đến thưa với bác mình vừa không làm tốt bài kiểm tra. Những lúc chúng tôi buồn rười rượi, không biết bác mua kẹo khi nào mà bác thường cho chúng tôi và đùa rằng: “Ăn kẹo của bác sẽ hết buồn rầu”.

Bác đã gắn bó với trường mấy mươi năm, ngày ngày đánh trống vào giờ, tan trường, lặng lẽ khóa cổng, mở cổng. Có những ngày chúng tôi được nghỉ, bác vẫn ở trường canh cả ngày lẫn đêm. Công việc thầm lặng ấy để đảm bảo sự an cho trường và cho chính chúng tôi.

Tôi yêu quý bác Lê và coi bác như một người bác ruột của mình. Ngày trở về ngắn ngủi, nhưng được gặp bác, tôi như được sống lại những năm tháng còn là cô học trò nhỏ học Tiểu học. Mong bác vẫn luôn khỏe mạnh, yêu đời để canh gác sự bình yên cho chúng cháu.

-Trần Thị Thanh Mai – wikihoc.com

ta bac bao ve truong em
Các trường học thường ít nhất có 1 bác bảo vệ đồng thời cũng thường làm thêm một số nhiệm vụ như trông xe và quản lý khuôn viên trường

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 TẢ BÁC BẢO VỆ TRƯỜNG EM LỚP 6

Ngôi trường từ bao giờ đã trở thành ngôi nhà thứ hai, là một phần của tuổi thơ mỗi người. Nơi đó là sân trường rộng lớn, nơi có hàng cây thoáng mát, có bạn bè thầy cô. Có cả những con người, cùng với thầy cô, lặng lẽ nhìn những lứa học trò chúng tôi khôn lớn: bác bảo vệ trường tôi.

Bác bảo vệ trường tôi tên là Nam. Coi bác như một người thân trọng đại gia đình, chẳng bao giờ để ý tên đầy đủ bác là gì, chỉ đơn giản là bác Nam, cũng không ai gọi là bác bảo vệ. Trải qua 60 mùa xuân trên cuộc đời, bác có dáng người mảnh mai, không cao lớn cũng chẳng phải người to khỏe như mọi người hay tưởng tượng khi nghĩ đến những người bảo vệ. Nước da ngăm đen, rám nắng cùng chiếc áo màu xanh lam huyền thoại xắn đến khuỷu tay, đôi dép cao su đã cũ và chiếc mũ cối cũng xanh luôn ở trên đầu, dù ở xa, chúng tôi cũng có thể nhận ra bác rồi.

Hiền từ và dễ gần ngay từ cái gặp đầu tiên là những điều mọi người có thể thấy ở bác. Có lẽ bởi khuôn mặt quá nhân hậu và chân chất ở bác? Khuôn mặt đã sạm đi vì những “sương gió dạn dày”, những nếp nhăn đã rõ rệt qua thời gian và tuổi tác cũng khiến người ta hiểu và thêm kính trọng bác hơn. Cha ông thường nói: con người đẹp nhất là ở con mắt, có đúng với con trai không? Nhưng tôi thấy nó đúng với bác Nam. Đôi mắt bác nheo lại, nhưng vẫn có thể thấy từ đó sự ấm áp và nhẹ nhàng đến lạ kì, như ánh nắng mùa xuân, không chói chang, gay gắt mà có sức mạnh đến lạ kì làm hồi sinh vạn vật. Đôi mắt ấy hình như còn có cảm xúc nữa. Đôi mắt nheo lại khi vui sẽ khác với đôi mắt nheo lại thất vọng khi thấy chúng tôi làm gì không đúng. Và khi ấy, chúng tôi biết mình phải xin lỗi và làm nũng với bác. Đôi tay bác nhỏ nhắn, những vệt gân xanh nổi lên rõ rệt nhưng cứ như có sức mạnh siêu nhiên vây, có thể khiêng và bê mọi thứ nặng hay giúp đỡ mọi người bất cứ khi nào cần.

Vì thế mọi người ai cũng rất yêu quý bác. Các thầy cô đều rất kính trọng và yêu mến bác. Còn lũ học trò chúng tôi, bác chẳng khác gì người trong nhà vậy. Bác Nam từng là cựu chiến binh, tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ oanh liệt của đất nước. Bác có một căn phòng nhỏ ở giữa hai dãy nhà, đó chính là nhà ở của bác, cũng là nơi trú ngụ và vui chơi của chúng tôi ở trường học. Phòng bác có rất nhiều thứ để chơi: cây cảnh, các dụng cụ của bác, những bi nước thời chiến và cả những câu chuyện của bác nữa. Lũ trẻ chúng tôi thường quây quần bên chiếc giường nhỏ của bác để nghe bác kể chuyện. Đó không phải chỉ là câu chuyện kể, đó là những thước phim sống động trong đầu chúng tôi với âm thanh là giọng nói trầm ấm của bác, là những khoảnh khắc thót tim khi đối đầu với địch, là những giây phút hạnh phúc khi được hát ca bên đồng đội, là sự xót xa khi thấy đồng đội của mình phải ngã xuống, mãi mãi, … Khi chúng tôi cười, khi chúng tôi hồi hộp, khi chúng tôi lại khóc. Bác chỉ lặng lẽ ngắm nhìn, và mỉm cười. Không biết bác mỉm cười gì nhưng chúng tôi cũng cười và thấy rất hạnh phúc. Đó chính là lí do tại sao chúng tôi lại yêu mến bác như thế.

Thỉnh thoảng, tôi lại nghĩ nếu phải xa ngôi trường này, phải xa bác Nam, thì chúng tôi biết phải làm thế nào đây. Chắc sẽ buồn lắm. Nhưng bác lại hiền hậu nói: “Chỉ cần chúng ta luôn nghĩ đến nhau, thì ở đâu cũng đâu có quan trọng đâu nhỉ?”   

Đoàn Hương – wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *