Soạn bài Cây tre Việt Nam lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài Cây tre trong chương trình SGK ngữ văn lớp 6 đầy đủ hay nhất các phần. Việt Nam Tre xanh xanh tự bao giờ Từ ngày xưa đã có bờ tre xanh Hình ảnh cây tre Việt Nam gắn liền với hình ảnh mỗi làng quê.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Cô Tô lớp 6
  • Soạn bài Các thành phần chính của câu lớp 6

Nhắc đến cây tre ta không chỉ liên tưởng đến những hình ảnh bình dị của quê hương, đất nước, cây tre còn tượng trưng cho sự kiên cường bất khuất của con người trong chiến đấu chống giắc ngoại xâm. Qua bài học hôm nay “Cây tre Việt Nam” của tác giả Thép Mới, ta cùng tìm hiểu rõ hơn về hình ảnh cây tre gắn liền với đời sống của người dân Việt qua bao thế hệ. Không chỉ là người bạn gần gũi, thủy chung, cây tre còn dẻo dai trước gió bão, kiên cường trong chiến đấu, cùng quê hương bảo vệ xóm làng. Những lũy tre xanh như những hàng rào kiên cố ôm ấp, bảo vệ sự bình yên cho mỗi vùng quê. Chúng ta cùng soạn bài văn “Cây tre Việt Nam” Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2 để cùng tìm hiểu rõ hơn nội dung của tác phẩm.

SOẠN BÀI CÂY TRE VIỆT NAM

I. Tìm hiểu chung về bài Cây tre Việt Nam

1. Tác giả

Tác giả Thép Mới có tên khai sinh là Nguyễn Văn Lộc, quê ở Quảng An, Tây Hồ , Hà Nội. Tác giả không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một nhà hoạt động cách mạng, ông hoạt động trong các phong trào như Thanh niên dân chủ, Sinh viên cứu quốc, Văn hóa cứu quốc trước cách mạng tháng tám. Sau cách mạng tháng tám, ông mang nhiều chức vụ khác nhau như: Phó tổng biên tập, Người bình luận cấp cao Báo nhân dân, Ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam,…

2. Tác phẩm

Bài viết Cây tre Việt Nam ra đời là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Qua bộ phim về hình ảnh cây tre, thể hiện vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Việt Nam, ca ngợi cuộc chiến tranh chống Pháp của dân tộc ta

II. Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam

1. Câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Qua bài viết Cây tre Việt Nam, đại ý của bài viết muốn nói

  • Sự gắn bó mật thiết giữa con người Việt Nam và cây tre. Nó như một người bạn thân thiết, thủy chung với người dân Việt Nam trong sản xuất, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam ngay thẳng, chung thủy, kiên cường bất khuất

Bố cục của bài viết được chia như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu …. “chí khí như người”. Đoạn 1 là giới thiệu chung về cây tre, nó có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và mang những phẩm chất quý báu của con người Việt nam
  • Đoạn 2: Tiếp … “chung thủy”. Ý nghĩa của đoạn 2 là nói về sự gắn bó giữa con người và cây tre trong sản xuất và chiến đấu chống giặc cứu nước
  • Đoạn 3: Tiếp theo ….”Tre, anh hùng chiến đấu”. Tre đồng hành cùng người dân trong sản xuất đời thường và trong chiến đấu, cùng người dân bảo vệ quê hương, đất nước.
  • Đoạn 4: Còn lại. Dù đất nước có phát triển, có đổi thay, tre vẫn mãi là người bạn thân thiết, đồng hành của quê hương, đất nước

2. Câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2

a) Những chi tiết, hình ảnh về cây tre trong bài viết thể hiện được sự gắn bó giữa con người và tre trong đời sống và lao động hàng ngày

  • Tre có mặt khắp mọi nơi trên đất nước, bóng tre trùm lên bản làng, thôn xóm
  • Dưới bóng tre, người dân làm ăn sinh sống, gìn giữ một nền văn hóa cổ truyền qua bao nhiêu đời nay
  • Tre là người nhà, là cánh tay của người nông dân
  • Tre gắn bó, là bạn bè của tất cả các lứa tuổi. Từ các em nhỏ, các đôi thanh niên nam nữ tâm tình dưới bóng tre, cho tới các cụ già…
  • Tre sắt cánh cùng người dân trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Tre là vũ khí, tuy thô sơ nhưng lại rất hiệu quả.
  • Tre là anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu

b) Giá trị của phép nhân hóa được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre đối với con người

  • Cây tre được nhân hóa mang những phẩm chất và tính cách tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhờ nhân hóa hình ảnh cây tre, mà cây tre hiện lên như một người bạn của nhân dân trong sản xuất, một người đồng chí trong chiến đấu. Qua đó, ca ngợi công lao, sức cống hiến của cây tre đối với dân tộc Việt Nam

3. Câu 3 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trong đoạn kết, tác giả đặt vị trí cây tre khi tương lai của đất nước ta đi vào đổi mới, công nghiệp hóa.

  • Khi đất nước bước vào đổi mới, sắt, thép, xi măng sẽ dần trở nên quen thuộc, thay thế cho những vị trí của tre. Tuy nhiên, tre vẫn mãi đồng hành cùng dân tộc ta trong hiện tại và tương lai. Tre vẫn mang những giá trị riêng của mình, vẫn làm bóng mát, vẫn mang khúc nhạc tâm tình, tiếng sáo diều tre vẫn cao vút mãi.

4. Câu 4 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất như sau:

  • Tre giầu sức sống: Mọc xanh tốt ở mọi nơi, dáng vươn cao, mộc mạc. Mầm măng non mọc thẳng, màu xanh của tre tươi mà nhã nhặn….
  • Tre gắn bó, giúp đỡ con người trong cả lao động và chiến đấu
  • Tre mang những phẩm chất giống con người: Thẳng thắn, bất khuất.

Tre là tượng trưng cao quý cho dân tộc Việt Nam bỏi những phẩm chất của tre là những phẩm chất cao quý của con người Việ Nam,

III. Luyện tập bài Cây tre Việt Nam

Câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Một số truyện cổ tích, bài thơ, ca dao về cây tre

  • Cây tre trăm đốt
  • Bài thơ cây tre Việt Nam
  • Chặt tre cài bẫy vót chông 

Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu.

  • Làng tôi có luỹ tre xanh 

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. 
        Bên bờ vải, nhãn, hai hàng 
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Câu trần thuật đơn lớp 6
  • Soạn Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *