Soạn Từ mượn lớp 6 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn Từ mượn lớp 6 đầy đủ các phần trong ngữ văn THCS chương trình sách giáo khoa

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt lớp 6
  • Soạn bài Thánh Gióng lớp 6

Tiếng việt của chúng ta vốn phong phú, đa dạng và vô cùng giàu có. Thậm chí không phải người Việt nào cũng có trong mình vốn phong phú của tiếng việt, có thể sử dụng hết tiếng việt. Tuy nhiên, thế giới đang ngày càng đi lên, đất nước ta trong thời kì hội nhập đổi mới có rất nhiều những nền văn hóa và cả những vật chất du nhập từ nước ngoài mà ta không có từ để biểu đạt. Hơn nữa, trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa ta và Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng nên văn tự cũng có phần ảnh hưởng. Vì vậy, hàng ngày chúng ta đang sử dụng rất nhiều những từ ngữ vay mượn từ nước ngoài và chủ yếu nhất là gốc Hán. Để hiểu thêm về điều này, chúng ta cùng đến với bài soạn Từ mượn lớp 6 dưới đây.

Soạn Từ mượn lớp 6

I. Hướng dẫn soạn bài Từ mượn

1. TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ MƯỢN:

Câu 1 trang 24 SGK văn 6 tập 1

1, Dựa vào chú thích bài Tháng Gióng giải thích nghĩa của từ trượng, tráng sĩ:

  • Trượng: đơn vị đo độ dài, bằng mười thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét), có thể hiểu là rất cao.
  • Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

2, Các từ được chú thích có nguồn gốc từ: tiếng Hán (Trung Quốc).

3, Phân loại

  • Từ được mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.
  • Từ được mượn từ các ngôn ngữ khác: ra-đi-ô, in-tơ-nét, ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

4, Nhận xét về cách viết từ mượn nói trên: những từ mượn từ ngôn ngữ khác viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng và được việt hóa cao.

2. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ

Câu hỏi trang 25 SGK văn 6 tập 1

Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị còn những từ có thể dùng tiếng việt để biểu thị thì nên dùng tiếng việt bởi tiếng việt là của cải văn hóa dân tộc, cần trân trọng, giữ gìn và bảo vệ.

II. Luyện tập bài Từ mượn

Câu 1 trang 26 SGK văn 6 tập 1

Ghi lại các từ mượn:

a) Sính lễ, vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên: từ mượn tiếng Hán

b) Gia nhân: từ mượn tiếng Hán

c) In-ter-net, pốp: từ mượn ngôn ngữ khác; quyết định: từ mượn tiếng Hán

Câu 2 trang 26 SGK văn 6 tập 1

Nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt:

a)

  • Khán: xem; giả: người
  • Thính: nghe; giả: người
  • Độc: đọc; giả: người

b)

  • Yếu: quan trọng; điểm: điểm
  • Yếu: quan trọng; lược: tóm tắt
  • Yếu: quan trọng; nhân: người

Câu 3 trang 26 SGK văn 6 tập 1

  • Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,…
  • Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,…
  • Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét,  pi-a-nô,… Ghi – đông xe đạp, Pê – đan xe đạp, Gác-đờ-bu xe đạp.

Câu 4 trang 26 SGK văn 6 tập 1

  • Các từ mượn trong các câu này là:  phôn, fan, nốc ao…
  • Những từ này có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp với bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

Câu 5 trang 26 SGK văn 6 tập 1

Chính tả: Nghe viết 1 đoạn bài “Thánh Gióng”.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự lớp 6
  • Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *