Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang chi tiết đầy đủ

Thơ ca là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Qua đèo ngang là 1 trong những tác phẩm rất nổi tiếng và được nhiều người biết tới, vì thế nó cũng rất thường được ra trong các đề văn kiểm tra cũng như các kỳ thi học kỳ và thi tốt nghiệp. Nội dung của bài thì cũng có rất nhiều thư để viết. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong làm bài thơ cảm nghĩ về bài thơ qua đèo ngang thì có thể xem hướng dẫn khá chi tiết của HSG ở phía dưới đây Hôm nay wikihoc sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý chi tiết đề bài : Cảm nghĩ về bài thơ ” Qua Đèo Ngang ” của Bà Huyện Thanh Quan lớp 7

Các bài viết về chủ đề Qua Đèo Ngang được quan tâm :

  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang lớp 7
  • Soạn bài Qua đèo ngang lớp 7
  • Soạn bài Qua Đèo Ngang ngắn gọn lớp 7

Văn học xuyên suốt các thời đại lịch sử từ văn học dân gian đến văn học trung đại, văn học hiện đại. Mỗi thời kì văn học có một nét đặc trưng riêng với những tác phẩm tiêu biểu. Cùng với các nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,… Bà Huyện Thanh Quan đã góp phần làm phong phú cho nền văn học trung đại Việt Nam. Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm đều có một giá trị riêng, một chỗ đứng riêng trong nền văn học. Tác phẩm của nữ sĩ hiện còn lại sáu bài thơ Đường Luật, trong đó có bài thơ ” Qua Đèo Ngang” rất nổi tiếng và quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Sau đây wikihoc sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý chi tiết đề bài : Cảm nghĩ về bài thơ ” Qua Đèo Ngang” lớp 7. Khi nêu cảm nghĩ các bạn chú ý thể hiện suy nghĩ một cách chân thành và cảm xúc bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Ngoài ra các bạn có thể kết hợp cả yếu tố miêu tả, tự sự để bài viết thêm sức thuyết phục. Chúc các bạn làm bài thành công!

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN ĐỀ BÀI : CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ ” QUA ĐÈO NGANG ” CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN LỚP 7

I. Mở bài :

  • Giới thiệu bài thơ “Qua đèo ngang “.

Trong đội ngũ những nữ thi sĩ của nền văn học trung đại Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan là cây bút tài hoa và độc đáo mang phong cách tao nhã và cổ điển. Bài thơ ” Qua Đèo Ngang ” là một bài thơ như thế.

  • “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
  • Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
  • Lom khom dưới núi tiều vài chú
  • Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
  • Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
  • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
  • Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
  • Một mảnh tình riêng, ta với ta. “

II. Thân bài :

a. Khái quát :

  • Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thuộc thể thơ Đường thất ngôn bát cú với thanh điệu, vần điệu, bố cục, đối xứng rất hài hòa, tự nhiên, đúng niêm luật. Bài thơ như một bức tranh vẽ lại một vùng non nước miền Trung đất Việt hùng vĩ mà hoang sơ, gợi cảm.

b. Bốn câu thơ đầu:

  • Trên con đường từ Bắc vào Nam tác giả đặt chân tới Đèo Ngang vào thời điểm bóng xế Đây là thời điểm cuối ngày khi hoàng hôn buông xuống, nắng nhạt màu sắp tắt đó là khoảng thời gian gợi buồn cho lòng người nhất là với người lữ khách trên chặng đường xa. Âm ”a” kết hợp với thanh bằng tạo âm hưởng trầm lắng gợi mở không gian lặng lẽ mênh mang của trời chiều nơi Đèo Ngang.
  • Cảnh vật có lá, hoa, cỏ với những đường nét nhẹ nhàng, thanh đạm. Dường như cây cối như đang chen chúc vươn lên một sức sống hoang dã.
  • Hai câu thơ đầu đã phô bày sự hoang dã núi rừng, cái ngút ngàn của câu cỏ.Trong không gian ấy, tâm trạng bắt đầu hé mở.
  • Hai câu thơ tiếp theo là những nét phác họa cảnh Đèo Ngang nhìn từ xa, nhìn từ trên xuống ” Lom khom.. nhà”
  • Các từ láy ” lom khom “, ” lác đác ” mô tả trạng thái của cảnh vật và con người nơi đây. Con người đã xuất hiện. Các lượng từ ” mấy, vài” gợi sự thưa thớt, tiêu điềm. Sự đối lập giữa núi sông ngút ngàn với sự xuất hiện ít ỏi của sự sống, con người đã nhấn mạnh thêm sự vắng vẻ, heo hút nơi đây.

c. Bốn câu thơ cuối :

  • Đằng sau bức tranh tả cảnh là nỗi niềm của người lữ khách có chút gì đó buồn thương cho cuộc sống nơi đây.
  • Tiếng chim quốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ nhớ gia đình, nhớ về một thời vàng son của đất nước đã qua. Hai từ ” quốc quốc , gia gia” vừa tả thực nói về hai loại chim, cũng là một hình ảnh ẩn dụ  gợi liên tưởng tới “quốc -gia”, Tổ Quốc và gia đình, nước và nhà đã và đang cất tiếng kêu.
  • Hai câu thơ cuối nhân vật trữ tình đã bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng. Ngòi bút tả cảnh ngụ tình chuyển sang ngòi bút tâm trạng hướng vào nội tâm. Đứng trước cảnh ” trời, non, nước ” bao la, hùng vĩ, nhà thơ cảm thấy mình như nhỏ bé hẳn lại, nỗi nhớ nhà, thương nước càng thêm da diết, thẳm sâu. Vậy mà không có ai, không tìm được ai để san sẻ tâm tình chỉ còn” ta với ta” . Ở đây lại xuất hiện sự đối lập của cảnh ” trời, non, nước ” rộng lớn với ” một mảnh tình riêng ” nhỏ bé. Cảnh càng rộng lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu. Cụm từ ” ta với ta” bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Nhưng đây không phải là nỗi cô đơn tiêu cực, bị lụy mà là tấm lòng đau đáu, thiết tha của nữ sĩ Thanh Quan đối với đất nước, đối với gia đình, đáng cảm thông và trân trọng.

d. Đánh giá:

  • Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú
  • Sử dụng từ láy độc đáo, hình ảnh ẩn dụ , nghệ thuật đối lập.
  • Cảnh vật rộng lớn bao la nổi bật tâm trạng của con người với nỗi buồn riêng.

III. Kết bài :

  • Nêu suy nghĩ bản thân

Bài thơ trang nhã hiện lên với cảnh thiên nhiên bát ngát, hùng vĩ, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn heo hút, hoang sơ, gợi lên nỗi nhớ nước, thương nhà, một nỗi buồn cô quạnh, thầm lặng.

TTT_ wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *