Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 hay đầy đủ

Những vùng đất ta ở, những con đường ta đi hằng ngày, rất đỗi thân thuộc và giản dị, nhưng đến khi rời xa, ta cũng chỉ nhớ về những điều ấy: “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Hướng dẫn làm bài văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta hay nhất trong chương trình lớp 7 đầy đủ các phần mở bài thân bài và kết bài

Các bài viết về chủ đề tinh thần yêu nước được quan tâm :

  • Nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7
  • Dàn ý chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7
  • Dàn ý nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta
  • Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7
  • Dàn ý chứng minh tinh thần yêu nước trong hai tác phẩm ” Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ” và ” Đập đá ở Côn Lôn”
  • Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn lớp 7

Đúng như nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von -ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Tình yêu nước chỉ đơn giản như thế thôi mà lại thiêng liêng vô cùng. Điều đó đúng với mọi con người, dân tộc, đặc biệt là với Việt Nam, một dân tộc luôn phải chịu sự lăm le xâm chiếm từ bên ngoài, lịch sử là hành trình dựng nước và giữ nước. Qua năm tháng, ngọn lửa yêu nước ấy vẫn bền chỉ cháy, và còn được nhân rộng ở những biểu hiện đa dạng khác nhau. Trong chương trình văn lớp 7, các bạn sẽ làm bài văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chú ý đưa ra các lí lẽ kèm theo dẫn chứng thuyết phục, xác đáng và có trình tự theo thời gian. Sau đây là bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VĂN MẪU CHỨNG MINH TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA LỚP 7

L.Pasteur đã nói rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”. Con người tài giỏi là người biết học hỏi và tiếp thu tinh hoa, tri thức từ mọi nơi mà không quên mình là ai, mình thuộc về nơi nào. Đó là tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước luôn thường trực trong mỗi người Việt Nam.

Trong bài thơ “Quê hương”, Đỗ Trung Quân có viết:

  • “Quê hương là gì hở mẹ
  • Mà cô giáo dạy phải yêu”

Quê hương- đất nước, hai chữ quen thuộc mà rất đỗi thiêng liêng. Theo bạn, quê hương- đất nước là gì? Là cái mà trong sách thường gọi là “giang sơn gấm vóc”, là điều gì to lớn có ý nghĩa vô cùng? Cũng đúng! Nhưng đó còn là con đường ta đến trường hằng ngày, là dòng sông ta vẫn tắm mỗi chiều hôm; là câu hát ru mà mẹ vẫn ru ta mỗi trưa hè, …. Là tất cả những gì làm nên cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong mỗi người, đất nước lại có một hình dáng và ý nghĩa khác nhau.

Vậy thế nào là yêu nước?

Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Tinh thần yêu nước đã có từ ngàn đời nay.

Yêu nước trong thuở hồng hoang, khi nhà nước mới thành lập, đó là những sử thi, truyền thuyết để ngợi ca những vị anh hùng, những người đã có công làm nên đất nước, góp vào gây dựng và bảo vệ dân làng, gìn giữ đất nước, làm nên văn hóa dân tộc: Sử thi “Đăm Săn”, truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, là truyền thuyết Thánh Gióng. Là những lời ca tiếng hát ca ngợi sự giàu đẹp và hùng vĩ của non sông đất nước:

  • “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
  • Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”

Hay:

  • “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
  • Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
  • Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
  • Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

Rồi những năm tháng trôi qua, đất nước phải đối diện với bao thể lực thù địch hòng thôn tính và cướp nước. Tình yêu nước khi ấy gắn với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ông cha ta có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Có trong khó khăn và hiểm nguy, tình yêu nước như ngọn lửa cháy bùng trong mỗi người, dập tắt ý định xâm lược của kẻ thù. Đó là nỗi lo không ăn không ngủ, “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” khi nghĩ đến mối thù dân tộc và trọng trách với giang sơn đất nước của những người lãnh đạo như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, … Là tiếng “Đánh” hô vang cả Điện Diên Hồng của các bô lão trước câu hỏi “Nên hòa hay đánh”; là chữ “Sát thát” trên cánh tay các nghĩa sĩ; Là những con người thầm lặng hi sinh hạnh phúc gia đình cá nhân để rồi bỏ mạng nơi đất khách quê hương; là tiếng hát “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vang suốt những năm chống Mĩ. Khi ấy, hàng triệu con tim nhưng lại cùng một nhịp đập, một lí tưởng và niềm tin.

Tình yêu nước là ngọn lửa bùng cháy dành lại chủ quyền, nhưng cũng có thể là ngọn lửa bền bỉ cháy trong mỗi người. Đó 1000 năm Bắc thuộc nhưng nhân dân ta vẫn giữ được nếp ăn trầu nhuộm răng, là sau bao nhiêu năm ảnh hưởng từ phương Bắc nhưng chúng ta vẫn tạo ra chữ Nôm của mình, những câu thơ thất ngôn đậm chất Việt và hồn Việt:

  • “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
  • Kìa đền thái thú đứng cheo leo
  • Ví đây đổi phận làm trai được
  • Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”.
  • (Hồ Xuân Hương)

Những năm tháng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đã qua đi, bao nhiêu con người đã nằm xuống, biết bao máu đã đổ để đổi lấy những phút giây bình yên. Nhưng không có nghĩa không còn tình yêu nước trong thời hiện tại. Yêu nước không còn là “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh nữa” mà là sự cố gắng để xây dựng và phát triển đất nước “sáng vai với các cường quốc năm châu” bởi những cái tên Ngô Bảo Châu, Đỗ Nhật Nam, Nguyễn Thị Ánh Viên. Để cái tên Việt Nam không chỉ đơn giản là một chấm trên bản đồ thế giới. Đó là khi cả đất nước hô vang một bài ca, cùng hướng về đội tuyển U23 Việt Nam trên sân Thường Châu- Trung Quốc trong trận chung kết giải U23 Châu Á. Chúng ta đã cùng khóc, cùng cười, cùng bên nhau qua những thời khắc lịch sử. Đó là khi ta đưa hàng Việt đến khắp các nước. Ông Nguyễn Thanh Việt đã nói: “Hàng hóa Việt Nam đến đâu, ranh giới Việt Nam đến đó”. Đúng là vậy!

Nguyễn Thi đã viết trong “Những đứa con trong gia đình”: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”. Những thế hệ Việt Nam, từ thời này qua thời khác, đang trao tay để gìn giữ ngọn lửa yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong thời buổi toàn cầu, với sự giao thoa với những nền văn hóa nước ngoài, chúng ta lại càng phải nhớ: “Hòa nhập nhưng không hòa tan”.

  • “Quê hương mỗi người chỉ một
  • Như là chỉ một mẹ thôi
  • Quê hương có ai không nhớ
  • Sẽ không lớn nổi thành người”
  • (Trung Quân)

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *