Tả cảnh lũ lụt lớp 6 – Bài văn miêu tả cảnh lũ lụt miền trung ở quê hương em

Lũ lụt là 1 trong những thảm họa thiên tai gây thiệt hại rất nhiều cho con người và ở nước ta cảnh lũ lụt xuất hiện nhiều ở miền Tây và miền trung

Các bài viết về chủ đề tả cảnh lũ lụt được quan tâm :

  • Dàn ý tả cảnh lũ lụt lớp 6

Từ xưa đến nay Việt Nam luôn tự hào vì một nước có tài nguyên phong phú, rừng vàng biển bạc, đất nước ngày nay cũng đang dần hòa nhập, nền kinh tế cũng bắt đầu đang trên đà phát triển. Thế nhưng cuộc sống của người dân vẫn còn phải trải qua rất nhiều khó khăn, mất  mát do thiên tai đem lại. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự ô nhiễm môi trường và tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu đó chính là những trận bão lũ lớn. Cảnh tượng gió quay cuồng, gào rít, cây cối ngả nghiêng rồi rạp mình vào những cơn xoáy. Những cơn mưa ào ào đổ đến, xối xả lên những mái nhà, cành cây, ngọn cỏ, nước lũ dâng cao cuốn chìm tất cả  để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chính những cơn lũ ấy chính là những tiếng chuông cảnh tỉnh con người cùng chung tay bảo vệ môi trường vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Trong chương Ngữ Văn lớp 6, ta bắt gặp bài văn miêu tả cảnh lũ lụt. Trong quá trình làm các bạn cần chú ý vào miêu tả cảnh vật con người như thế nào và để lại những hậu quả gì. Các bạn tham khảo bài viết dưới đây để làm bài thật tốt nhé!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 MIÊU TẢ CẢNH LŨ LỤT LỚP 6

  • “Bão lũ về ôi thương lắm em tôi
  • Đường đến trường chắc rồi đây xa lắm
  • Khi bữa no vẫn còn là lạ lẫm
  • Đánh cược mình trong mịt thẳm mông mênh”

Mỗi lần nghe thấy những câu thơ này trên phương tiện truyền thông đại chúng  tôi lại nhớ về những hình ảnh về trận lũ khủng khiếp của quê tôi cách đây ba năm. Đó có lẽ làn trận lu lớn nhất mà tôi đã từng được chứng kiến, nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân trong vùng.

Năm ấy, đúng vào khoảng cuối tháng bảy, đầu tháng tám âm lịch đây cũng là khoảng thời gian xảy ra nhiều bão nhất. Vào lúc chiều tối bầu trời bắt đầu vần vũ, những cơn gió mạnh kéo về, bụi bay tứ tung, những chiếc lá trên cây cung rụng xào xạc. Cơn ốc cũng từ từ kéo đến, sấm chớp gào thét ầm ầm làm cả bầu trời rung chuyển. Khác với mọi ngày bầu trời trong xanh, cao vời vợi thì hôm nay bầu trời u ám, xám xịt như đang tức giận với ai đấy. Cây cối ngả nghiêng, những cây nhỏ còn bị vật ra. Rồi mưa kéo đến cũng rất nhanh làm cho con người không chuẩn bị kịp, mưa ào ào rơi lộp độp trên mái nhà, mưa xối xả vào cành cây, ngọn cỏ. Nước ở sông cũng bắt đầu dâng cao, tràn ngập lên cả con đường. Nước trên đường lênh láng cả những rác thải, dơ bẩn rồi những xác động thực vật thật hôi thối. Tôi cũng từng xem trên ti vi về trận bão ở miền Trung thật khủng khiếp hơn rất nhiều. Nhà cửa bị cuốn trôi, có những cảnh tượng con mất bố, vợ mất chồng… Chao ôi nhìn những cảnh tượng đó thật đáng thương làm sao.

Nhưng không phải khi bão lũ hết, cuộc sống của những người dân lại trở về cuộc sống thường ngày mà nó đã kéo heo rất nhiều những hậu quả liên lụy khác. Trước hết, nó ảnh hưởng rõ nhất là đến những ngôi nhà mình đang ở. Những chiếc cổng bằng bê tông, những mái nhà bằng tôn … giờ phải sửa lại hoàn toàn. Sau tất cả chỉ còn lại một cảnh tượng điêu tàn đổ nát, một cảnh tượng mà có lẽ chúng ta cũng không bao giờ tưởng ra nó lại như thế. Những cây cối bên đường đổ ngả vào những cột dây điện rất nguy hiểm. Bão lũ không chỉ ảnh hưởng tới môi trường mà bà mẹ thiên nhiên cũng dang dần bị ô nhiễm, tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu cao. Thật là một bi kịch lớn nhất của con người. Những lúc như thế này, mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường trong sạch đẹp hơn, hãy cùng nhau “ lá lành đùm lá rách” , “ một miếng khi đói bằng một gói khi no” giúp đỡ lẫn nhau. Những lúc này tôi cảm thấy tình cảm của con người càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ rồi cũng qua đi, cuộc sống của con người cũng dần trở về với nhịp sống thường  ngày, nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn ám ảnh bở trận lũ kinh hoàng ấy. Qua trận bão ấy cũng như một hồi chuông thức tỉnh con người cần phải để ý và đề phòng , chung tay bảo vệ môi trường vì sự bình yên, vì cuộc sống của chúng ta.

 Bùi Hiên – wikihoc.com

canh lu lutLũ lụt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà cửa kinh tế vật nuôi và cả tính mạng con người

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 TẢ CẢNH  LŨ LỤT Ở QUÊ EM

Dải đất miền trung quê em là khúc ruột của tổ quốc, eo đất nhỏ ấy mỗi năm lại gánh chịu những trận thiên tai dữ dội của thiên nhiên. Người dân quê em vẫn chưa khỏi kinh hoàng trước trận lũ vừa qua.

Quê hương em có những vùng đá sỏi khô cằn, những cồn cát nằm sát ra biển. Mảnh đất nhỏ như thắt lại, gồng mình lên chống chọi với kẻ thù- thiên tai. Mặc dù, chính quyền có cảnh báo, biện pháp phòng chống cơn lũ nhưng những gì nó mang lại đã đi xa hơn những gì dự đoán. Bầu trời lúc nào cũng tối sầm, những đám mây đen không ngớt tuôn mưa. Mưa kéo dài nhiều ngày làm mực nước tăng cao thêm. Nước từ thượng nguồn cứ xối xả trút xuống làm quê em khắp nơi chìm trong biển nước. Dòng nước xoáy đục ngầu mặc sức tàn phá bất cứ thứ gì cản đường nó. Gió lốc cũng từng cơn vô cảm thỏa sức quật vào những mái nhà, cây cối đứng chơ vơ trên cánh đồng. Trận lũ như ra sức muốn nhấn chìm sự sống của con người. Nước dâng cao hơn tới tận mái nhà. Dòng nước lũ điên cuồng cuốn phăng nhà cửa, mùa màng đồng nghĩa với việc cướp đi bao mồ hôi công sức của người dân quê em. Cảnh tượng thật tang thương. Những cây cổ thụ cũng bị gió quật tả tơi, bật rễ. Những mái tôn bị gió thốc chỉ còn lại những bức tường trơ trọi. Từng đàn gia súc nổi trôi trên dòng nước dữ. Sắp tới mùa lúa thu hoạch vậy mà thiên nhiên vẫn thản nhiên cướp trắng vụ mùa sắp tới. Những vườn cây ăn quả, bao cánh đồng lúa chín bị lũ vùi dập, giày xéo. Lòng em lo sợ và đau quặn trước cơn thịnh nộ của đất trời.

Người dân quê em được sơ tán đi nhiều, những người còn lại chỉ có nơi duy nhất để ở đó là mái nhà. Hàng ngàn gian khó bủa vây trước mắt in hằn trong những ánh nhìn xa xăm. Quê em vừa trải qua cơn bão lớn, khó khăn lắm cuộc sống mới trở về bình thường thì trận lũ này ập tới. “Họa vô đơn chí” bà em thường nói như vậy, những nếp nhăn, nỗi lo âu của cả đời lam lũ hằn sâu trên gương mặt bà. Trẻ thơ chúng em không còn được tự do tới trường lớp, chạy nhảy vui đùa. Đâu đây tiếng khóc thét thương tâm. Người dân quê em vẫn kiên trì dầm mình trong dòng nước để kéo về những bó lúa chín dở. Bao hiểm nguy rình rập cuộc sống của mỗi con người.

Nhưng may mắn thay, quê em nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân toàn quốc. Với khẩu hiệu “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, mỗi này từng đoàn thuyền vẫn gắng sức chở thuốc men, lương thực…giúp đỡ người dân quê em vượt qua khó khăn trước mắt. Nhưng đường xá, bị chia cắt có những nơi bị nước lũ làm cô lập nên thuyền cứu trợ gặp phải không ít khốn khó. Nhờ những kinh nghiệm “sống chung với lũ”, người dân quê em chuẩn bị sẵn những khu vực cao ráo dựng lều để bà con tránh lũ, giúp làm giảm những thiệt hại mà trận lũ gây ra.

Suốt tháng trời nước mới rút và hậu quả nó nó để lại khiến cuộc sống quê em trở nên khó khăn hơn. Thiên nhiên không ưu đãi nhưng nó rèn luyện cho người dân quê em nghị lực sống mạnh mẽ. Những trận thiên tài lại là lúc để chúng ta nhìn lại những gì làm tổn hại tới môi trường sống.

_Thu Hường_

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *