Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi

– Phần 1 ( từ đầu … có ngôi sao trên mũ): cuộc sống, hoàn cảnh chiến đấu của ba cô gái trên tuyến đường Trường Sơn

– Phần 2 (tiếp… chị Thao bảo): Sự chăm sóc của hai người chị với Nho

– Phần 3 ( còn lại): thời gian nghỉ ngơi của ba cô gái.

Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, theo lời của nhân vật Phương Định. Ngôi kể này giúp truyện có tính chân thực hơn. Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, xúc cảm của nhân vật.

Tóm tắt:

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch, ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí nổ, chưa nổ của bom mìn sau đó phá bom mìn và san lấp mặt đường. Cuộc sống của ba cô gái phải đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom, tuy khắc nghiệt, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, giàu cảm xúc và mơ mộng.

Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Ba cô gái thanh niên xung phong yêu thương, đoàn kết với nhau:

– Cùng chung nhiệm vụ trinh sát mặt đường, đo đất đá cần san lấp, phá bom mìn

– Là những cô gái trẻ, giàu tinh thần, trách nhiệm với công việc, yêu thương đồng đội

– Chiến đấu dũng cảm, sống giản dị, lạc quan, thích ca hát, trêu đùa

∗ Điểm riêng, nét cá tính riêng của mỗi người

– Phương Định: con gái thành phố, đẹp, thích mơ mộng, hay hát

   + Nho thích thêu thùa, là người dũng cảm, kiên cường

   + Chị Thao là người từng trải, không còn hồn nhiên mơ mộng nhưng luôn khao khát tương lai thiết thực, bình tĩnh can đảm nhưng lại rất sợ máu

Câu 3 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Phương Định:

– Ý thức được vẻ đẹp của bản thân “một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh” đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm”

– Nhạy cảm nhưng chưa dành riêng tình cảm cho ai, cô không biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông tưởng chừng như kiêu kì

– Tâm lí nhân vật qua những lần phá bom được miêu tả chi tiết, tinh tế

   + Có thể quen với công việc nhưng mỗi lần phá bom đều là một lần thử thách với thần kinh

   + Cảm giác trở nên sắc nhọn hơn khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom, tiếp đó căng thẳng đợi chờ tiếng quả bom nổ

→ Ngòi bút của tác giả miêu tả chân thực, sinh động tâm lí nhân vật trong truyện. Cái nhìn và cách thể hiện con người thiên về cái trong sáng, tốt đẹp, hướng thiện

Câu 4 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

– Phương thức trần thuật: ngôi thứ nhất, chân thực, phù hợp với thế giới nội tâm đa dạng, sâu sắc của nhân vật

– Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí

– Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, lời kể theo nhịp, lúc nhanh, chậm

Câu 5 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu chuyện cho ta thấy tuổi trẻ thế hệ thanh niên kháng chiến chống Mĩ gặp nhiều gian lao, hiểm nguy nhưng ở họ vẫn luôn ngời sáng tinh thần tự do, dũng cảm, ngang tàng. Họ dũng cảm, không sợ cái chết, ở họ có tình yêu sâu đậm với quê hương, đất nước

Bài 1 (trang 122 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Một số tác phẩm viết về thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ

– Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

– Khoảng trời và hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ)

Bài 2 (trang 122 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Nhân vật Phương Định:

– Phương Định là cô gái Hà Nội vào chiến trường dữ dội, khốc liệt

   + Vào chiến trường ba năm quen với thử thách, hiểm nguy, một ngày đối diện với cái chết nhưng ở cô không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng

   + Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ trinh sát, dành tình cảm đặc biệt cho những người chiến sĩ cô gặp hằng đêm trên trọng điểm con đường vào mặt trận

   + Cô ý thức được vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn của mình

   + Những lần phá bom, mặc dù không khí chứa đựng sự căng thẳng, nhưng Phương Định vẫn dũng cảm, hành động phá bom dứt khoát, dũng cảm

– Là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, luôn nhớ và yêu Hà Nội

→ Phương Định là cô gái trẻ, cá tính, có lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao với công việc

– Về nội dung: Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm và cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

– Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, cùng cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ trẻ trung và sinh động đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng.

Bài giảng: Những ngôi sao xa xôi – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Các bài soạn văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *