Giải VBT Ngữ Văn 9 Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

1. Bài tập 1 (tr. 23, SGK)

Trả lời:

– Qua các câu đó, cha ông ta khuyên dạy chúng ta khi nói năng cần phải dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn

– Một số câu ca dao tục ngữ có nội dung tương tự:

       + Vàng thì thử lửa thử than,

    Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

       + Chẳng được miếng thịt miếng xôi

    Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

       + Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

    Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

2. Bài tập 2, tr. 23, SGK

Trả lời:

– Những phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự: nói giảm nói tránh

– Ví dụ:

   + trong bài thơ Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết: Bác Dương thôi đã thôi rồi để nói về việc người bạn của mình đã chết

   + gặp một người có ngoại hình xấu: Chị ấy không được đẹp cho lắm

   + để trả lời câu hỏi của phụ huynh học sinh về tình hình học tập của một em học yếu, cô giáo nói: Cháu học chưa được vững lắm

3. Bài tập 5 (tr. 24, SGK)

Trả lời:

4. Thế nào là nói lảng? Nói lảng liên quan đến phương châm hội thoại nào? Tìm ví dụ về hiện tượng nói lảng trong giao tiếp

Trả lời:

– Nói lảng là hiện tượng người nói chủ ý nói sang chuyện khác, cốt để tránh chuyện đang nói

– Nói lảng liên quan đến phương châm hội thoại về lượng

– Ví dụ:

A nói: Hôm trước cậu mượn của tớ 200 nghìn cậu nhớ không?

B đáp: Thời tiết hôm nay đẹp thế, chúng mình đi chơi đi!

5. Theo Từ điển giả thích từ ngữ tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, NXB Giaso dục, 1998) thì: Nói nhăng nói cuội là nói những điều không có thực, những điều nhảm nhí, lăng nhăng, vu vơ hão huyền. Cách nói đó liên quan (vi phạm) phương châm hội thoại nào?

Trả lời:

– Cách nói nhăng nói cuội vi phạm phương châm hội thoại về chất

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *