Giải VBT Ngữ Văn 9 Ôn tập về thơ

Câu 1, tr. 89, SGK

Trả lời:

Câu 2, tr. 89, SGK

Trả lời:

– Sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn:

a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954): Đồng chí

b. Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954-1964): Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò

c. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964-1975): Bài thơ vể tiểu dội xe không kính, Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ

d. Giai đoạn từ sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu

– Nội dung chính của các tác phẩm thơ

+ Các tác phẩm thơ kể trên đã thể hiện hình ảnh đất nước và con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám qua nhiều giai đoạn:

• Hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mĩ gian khổ nhưng dũng cảm, anh hùng

• Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những mối quan hệ tốt đẹp của con người

+ Đặc biệt là đã thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động, thay đổi lớn lao sâu sắc

• Yêu nước, yêu quê hương.

• Tình đồng chí, gắn bó với cách mạng, yêu kính Bác Hồ.

• Tình mẹ con, bà cháu…

Câu 3, tr. 90, SGK

Trả lời:

Ba bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng

– Có điểm chung:

+ đều đề cập đến tình mẹ con, ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng

+ Cách thể hiện cũng có điểm gần gũi, đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của em bé nói với mẹ

– Khác nhau ở những nội dung tình cảm, cảm xúc :

+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền tây Thừa Thiên, trong thời ki kháng chiến chống Mĩ.

+ Con cò khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát tu, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru

+ Mây và sóng : hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khac trong vũ trụ

Câu 4, tr. 90, SGK

Trả lời:

– Ba bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ

– Nhưng mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau:

+ Đồng chí : người lính cách mạng đầu kháng chiến chống Pháp, xuất thân nông dân, chung chí hướng với tình đồng đội cao đẹp vượt qua gian khó.

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính : người lính lái xe, thế hệ trẻ thời chống Mĩ, dũng cảm, lạc quan, đầy ý chí.

+ Ánh trăng : người lính đã đi qua cuộc chiến khốc liệt, từng gắn bó với thiên nhiên, gợi lại kỉ niệm để nhắc nhở đạo lí sống tình nghĩa,

Câu 5, tr. 90, SGK

Trả lời:

Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài:

Đoàn thuyền đánh cá : lãng mạn tượng trưng là chủ yếu, nhiều liên tưởng, so sánh mới mẻ, độc đáo (ví dụ : mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng cài then, đêm sập cửa, thuyên lái bằng gió, buồm là trăng…).

Ánh trăng : Lời thơ như lời tâm sự, chân thành rung động, nhiều hình ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh

Mùa xuân nho nhỏ : hình tượng đẹp, giàu nhạc điệu, bộc lộ cái tôi

Con cò : bút pháp tượng trưng chủ yếu, vận dụng lời ru và hình ảnh con cò ca dao.

Câu 6, tr. 90, SGK

Trả lời:

Khổ thơ đầu tiên của bài thơ Sang thu đã diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khác giao mùa. “Bỗng” là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ “bỗng” ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời. Tiếp đó là mùi hương ổi chín. Ổi phải chín đến nhường nào thì mùi thơm của nó mới lan tỏa một cách dạt dào mạnh mẽ để “phả vào trong gió se”. Đến là sương sớm cũng được nhà thơ miêu tả một cách duyên dáng với “ sương chùng chình qua ngõ”. “Chùng chình” là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã biến sương thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi. Rồi cuối cùng khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: Hình như thu đã về. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu là những cảm xúc thật tinh tế của nhà thơ khi mùa thu về.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Similar Posts

11 Comments

  1. 31208 143559I discovered your weblog internet site on google and check just a couple of of your early posts. Proceed to maintain up the exceptional operate. I just extra up your RSS feed to my MSN Details Reader. Seeking forward to reading more from you in a whilst! 865314

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *