Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn

HSG xin giới thiệu Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn. Bài văn mẫu về đạo lý của lòng biết ơn này không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh mà còn là tài liệu hữu ích dành cho quý phụ huynh cũng như giáo viên sử dụng để kèm các bạn học thêm. Mời các bạn cùng quý thầy cô và quý giáo viên tham khảo.

Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn

Dàn ý Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn

Mở bài:

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta, thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

Thân bài:

* Giải thích: Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất con người.

* Biểu hiện:

– Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống.

– Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp:

+ Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.

+ Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.

+ Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.

+ Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam, biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay.

– Lòng biết ơn đã trở thành chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.

* Nhận thức:

– Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.

– Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước, nhận lãnh các giá trị do người khác là bản chất của xã hội. Vì thế, ta phải sống có lòng biết ơn.

– Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.

– Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đõ trong cuộc sống.

* Hành động:

– Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.

– Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống.

– Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

* Phê phán:

– Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.

– Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự cô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”…

* Bài học:

– Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.

– Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.

Kết bài:

Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất của con người mà còn là ngọn nguồn của mọi đức tính khác. Sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.

Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất.

Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay. “Biết ơn” mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.

Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được.

Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay. Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra.

Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

Lòng biết ơn được xem là một trong những truyền thống đạo lý tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Nó được coi như thước đo phản giá, nhân cách đạo đức của một người. Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Vậy lòng biết ơn có nghĩa là gì? Lòng biết ơn đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình vượt qua cơn hoạn nạn khó khăn. Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn? Bởi vì nó thể hiện đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Khi biết ơn một ai đó đã giúp đỡ, cưu mang mình vượt qua số phận ngặt nghèo, vất vả, nó khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn trong nhân cách, trong suy nghĩ của mình, giúp cho ta tin tưởng, tin yêu thêm trong cuộc sống. Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn là cơ sở xây dựng nên những thứ tình cảm tốt đẹp khác nữa như tình cảm bạn bè, tình yêu thương, lòng kính trọng…Và trong một khía cạnh khác của cuộc sống. Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp mà người khác mang lại cho ta, ta cần phải nhớ ơn đến người đó. Ví như, bổn phận là con cái chúng ta phải luôn luôn nhớ ơn ba mẹ đã khổ nhọc sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Không chỉ nhớ ơn ba mẹ, mà còn phải biết ơn thầy cô – những người lái đò thầm lặng, luôn mang đến cho chúng ta những điều kỳ diệu, tuyệt vời của kiến thức nhân loại, những tình cảm thiêng liêng từ trường lớp. Đồng thời để ta được hưởng những thành quả của ngày hôm nay với một đất nước hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc. Cha anh ta đã phải đổi biết bao xương máu, nước mắt để đánh đổi. Họ đã phải hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình. Vì vậy, bổn phận của chúng ta là phải luôn khắc cốt ghi tâm sự hi sinh cao cả đó. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta cũng đã để lại muôn vàn câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự biết ơn như:

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

– Uống nước nhớ nguồn

– Con ơn ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Mặt khác, bên cạnh những con người luôn biết ơn là những kẻ vong ơn bội nghĩa. Những con người này cuộc sống có tốt đẹp hơn một chút thì lại vội vàng quên đi cuội nguồn, gốc gác của mình. Quên đi những người đã mang đến cho họ cuộc sống ấm êm, hạnh phúc và sự trưởng thành. Họ đã quên đi người cha người mẹ, người thầy người cô của mình. Những kẻ không bao giờ biết ơn đã đề cập ở trên chắc chắn chính là những kẻ cần phải bị xã hội lên án, phê phán. Những câu tục ngữ cao dao cũng đề cập đến vấn đề này như:

– Qua cầu dút ván

– Có trăng quên đèn

– Có mới nới cũ

– Được cá quên nơm

– Ăn cháo đá bát

– Vong ân bội nghĩa

– Có mới thì nới cũ ra

Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân

Tóm lại, lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm bởi đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Riêng bản thân em, em sẽ luôn nhớ ơn ba mẹ mình, thầy cô của mình và luôn ý thức có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô…Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.

Trên đây HSG đã chia sẻ tới các bạn bài Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn. Tài liệu gồm nhiều bài văn mẫu hay giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ có thêm nhiều ý tưởng cho bài văn của mình. Chúc các bạn học tốt

……………………………………………………………..

Ngoài Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Similar Posts

11 Comments

  1. Yin has made it clear, obviously he knows far more about this secret treasure than Ye Fan Even the lowest level Grandmaster Huangjing is an unattainable existence for ordinary people buy cialis online without a prescription Since ATF3 knockout affected the invasion capabilities of MCF7, we then tested if overexpression of ATF3 was able to induce the opposite phenotype

  2. 646665 2690Attractive section of content. I just stumbled upon your weblog and in accession capital to assert that I acquire actually enjoyed account your blog posts. Anyway I will probably be subscribing to your augment and even I achievement you access consistently speedily. 324890

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *