Văn lớp 7: Cảm nghĩ về tình bà cháu trong Tiếng gà trưa hay đầy đủ

Bài thơ ” Tiếng gà trưa” được viết vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và được in lần đầu trong tập ” sân ga chiều em đi” (1968). Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu vắng tình cảm: mẹ mất sớm, cha đi làm xa, hai chị em sống với bà suốt những năm còn nhỏ ở làng La Khê, tỉnh Hà Tây. Hướng dẫn làm bài văn cảm nghĩ về tình bà cháu trong Tiếng gà trưa các bạn có thể tham khảo trong quá trình học tập

Các bài viết về chủ đề tình bà cháu được quan tâm :

  • Dàn ý đề bài nêu cảm nghĩ về tình bà cháu trong “Tiếng gà trưa” lớp 7

Bài thơ ôn lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình và kí ức về tuổi thơ đã góp phần làm sâu sắc hươn tình yêu quê hương, đất nước. Thông qua những vần thơ mộc mạc và giản dị, bài thơ đã chạm đến đáy lòng mỗi người đọc bởi tình bà cháu gắn bó, gần gũi và đong đầy yêu thương. Dưới đây là bài văn mẫu cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ ” Tiếng gà trưa” , hi vọng có thể giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tập thật tốt!

BÀI VĂN MẪU: CẢM NGHĨ VỀ TÌNH BÀ CHÁU TRONG TIẾNG GÀ TRƯA LỚP 7

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm giản dị, gần gũi của con người. Một trong số đó không thể không kể đến bài thơ “Tiếng gà trưa”. Qua những vần thơ gần gũi, giản dị, tình bà cháu hiện lên đẹp hơn bao giờ hết !

Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc đã tạm cất đi sách vở để lên đường chống Mỹ. bao trùm lên toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ bà, nhớ quâ cồn cào, da diết của anh. Và những kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ, tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm với gia đình, với quê hương, với non sông đất nước.

Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng gà trưa cất lên trong trẻo khi người chiến si hành quân đang nghỉ chân:

  • “ Trên đường hành quân xa
  • Dừng chân bên xóm nhỏ
  • Tiếng gà ai nhảy ổ:
  • “ Cục… cục tác cục ta”
  • Nghe xao động nắng trưa
  • Nghe bàn chân đỡ mỏi
  • Nghe gọi về tuổi thơ.”

Tiếng gà nhảy ổ ban trưa cất lên nơi xóm nhỏ, nơi làng quê thanh bình với cuộc sông êm ấm, giản dị và thân thương. Nó giống như nơi người chiến sĩ đã bỏ lại để ra đi. Chính những tác nhân ngoại cảnh ấy đã gọi dậy cả một vùng kí ức tuổi thơ trong tâm hồn người lính:

  • “ Tiếng gà trưa
  • Ổ rơm hồng những trứng
  • Này con gà mái mơ
  • Khắp mình hoa đốm trắng
  • Này con gà mái vàng,
  • Lông óng như màu nắng.”

Người chiến sĩ nhớ về những ngày thời thơ bé, nhớ về tiếng gà trưa trong ngôi nhà ấm áp của mình. Anh nhớ đến đàn gà, nhớ tới con gà mái mơ, nhớ tới con gà mái vàng với bộ lông màu vàng tuyệt đẹp, lóng lánh như màu của nắng. Đàn gà và tiếng gà trưa trong tâm tưởng người chiến sĩ gợi lên một không gian làng quê Việt Nam thanh bình và tuổi thơ ấm no, êm đềm của người lính chống Mỹ.

Cùng với những cảnh vật quâ nhà, hình ảnh người bà hiện lên đầy xúc động. Bà lúc nào cũng dành dụm để chăm lo cho cháu. Bà nâng niu chi chút, chăm sóc đến từng quả trứng, từng con gà, mong chúng lớn lên khỏe mạnh và đẹp đẽ để rồi bán đi mua quần áo mới cho đứa cháu nhỏ. Ôi lòng bà bao la biết mấy. Bà là người đã “ lận đận biết mấy nắng mưa” chỉ để mang lại hạnh phúc cho cháu, nhen nhóm trong lòng đứa cháu yêu một tình cảm lớn lao: tình yêu quê hương, đất nước. Cháu chẳng bao giờ quên hạnh phúc mà bà đem đến, cháu lớn khôn trong vòng tay thương yêu của bà. Người cháu đã trưởng thành đi lên đường theo tiếng gọi của non sông, cháu đã xa nơi có căn nhà ấm áp, xa làn khói trắng vờn trong sương sớm bay lên từ ngọn lửa mà người bà đã nhen lên mỗi sáng, xa vòng tay ấp iu nồng đượm của bà, xa tiếng gà trưa cùng với những sắc trứng hồng. Người cháu đã cùng tâm trạng với bao người lính xa nhà:

  • “ Giờ cháu đã đi xa- có ngọn khói trăm tàu
  • Có lửa trăm nhà, niềm vui chăm ngả
  • Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
  • Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Dù cháu đã đi xa nhà, đã rời xa người bà thân thương của cháu, dù cháu đã đi đến những vùng đất mới, có những niềm vui mới, nhưng thẳm sâu trong tiềm thức cháu, vẫn luôn hướng về bà, hướng về đàn gà và bếp lửa ấp iu nồng đượm ấm áp tình yêu thương. Khi ở nơi xa trường, chính tình yêu thương của bà, chính lòng mong mỏi tới ngày được trở về gặp lại bóng dáng tần tảo gắn bó bao năm ấy là động lự giúp cho người cháu quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ căn nhà nhỏ của mình, nơi có bà và những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ đang chờ đợi:

  • “ Cháu chiến đấu hôm nay
  • Vì lòng yêu Tổ quốc
  • Vì xóm làng thân thuộc
  • Bà ơi, cũng vì bà
  • Vì tiếng gà cục tác
  • Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Càng yêu bà, người chiến sĩ càng quyết tâm chiến đấu. Càng nhớ về bà, anh càng hăng hái tiến lên phía trước để đánh đuổi giặc thù. Chính hình ảnh người bà đã nâng cảm xúc của người lính bay bổng dạt dạo, hướng về cội nguồn, hướng về Tổ quốc thân yêu.

Nhà văn Nga I-li –a Ê- ren –bua từng viết “ Tình yêu làng, yêu quê hương trở thành tình yêu tổ quốc”. Thật đúng như thế. Chính tình cảm gia đình thân thiết, tình cảm gắn bó sâu nặng với những người thân yêu đã làm nên tình yêu quê hương và định hướng hành động cho nhân vật trữ tình nói riêng và cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ nói chung.

Với những ngôn từ bình dị và hàm xúc, bài thơ đã để lại trong lòng nguwofi đọc những ấn tượng không phai.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *