Top 4 Đề thi Ngữ Văn lớp 9 Giữa kì 1 năm 2021 – 2022 có đáp án

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Ngữ văn lớp 9, dưới đây là Top 4 Đề thi Ngữ Văn lớp 9 Giữa kì 1 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 9.

     Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (4 điểm)

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:

“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 : Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự.

Câu 3 : Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

Phần II (6 điểm)

Cho câu thơ sau:

Kiều càng sắc sảo mặn mà.

Câu 1 : Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều.

Câu 2 : Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn” ? Cách nói “Làn thu thủy nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?

Câu 3 : Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc”.

Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn.

Phần I (4 điểm):

Câu 1 : (1 điểm)

– Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. (0,5đ)

– Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840). (0,5đ)

Câu 2 : (1 điểm)

– Lời nói của nhà vua “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với phương Nam. (0,5đ)

– Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang nội dung tương tự :

Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

(Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư) (0,5đ)

Câu 3 : Viết đoạn văn (2điểm)

*Về hình thức (0,5 điểm):

– Đoạn văn có liên kết, mạch lạc.

– Có độ dài khoảng nửa trang giấy thi

*Về nội dung (1,5 điểm):

Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau.

Sau đây chỉ là một số gợi ý để tham khảo :

– Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

– Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ : sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, …

– Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền : thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,…

– Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,… – Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.

– Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả,… nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.

– Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn.

Phần II. (6 điểm)

Câu 1 : Chép chính xác: (0.5điểm)

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Câu 2 : (2 điểm)

+ Giải thích

Thu thủy : nước mùa thu (0,25đ)

Xuân sơn : núi mùa xuân(0,25đ

Làn thu thủy nét xuân sơn : mắt đẹp, trong sang như nước mùa thu, long mày đẹp, thanh thoát như nét núi mùa xuân. (0,5đ)

+ Cách nói “Làn thu thủy nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ.(0,5đ)

Thông qua vẻ đẹp trong sáng của làn nước mùa thu, nét thanh thoát của núi mùa xuân để làm nổi bật vẻ đẹp của đôi mắt Thúy Kiều – chiều sâu tâm hồn.(0,5đ)

Câu 3 : Viết đoạn văn (3,5 điểm)

*Về hình thức (1 điểm):

– Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp, có liên kết mạch lạc: 0,25 điểm

– Có đủ số câu theo yêu cầu, có đánh số thứ tự từ câu đầu đến câu cuối: 0,25 điểm.

– Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép: phân tích đúng ngữ pháp, hợp nội dung, có chú thích ở dưới mới được 0,5 điểm.

*Về nội dung (2,5 điểm): Phân tích vẻ đẹp – tài sắc của Thúy Kiều.

Đoạn văn cần đảm bảo những nội dung sau:

+Vẻ đẹp:

– Vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa của bậc tuyệt thế giai nhân

– Tính cách sắc sảo mặn mà

– Dự báo số phận long đong đau khổ.

+Tài năng:

– Thông minh vốn sẵn tính trời

– Thơ, ca ,nhạc, họa đều giỏi

– Sáng tác bản nhạc “Bạc mệnh” ->người con gái thong minh, có cuộc sống nội tâm phong phú, trái tim đa sầu đa cảm.

⇒ Chân dung Thúy Kiều là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị nên số phận của nàng sẽ gặp nhiều trái ngang đau khổ.

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Ngữ Văn lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Similar Posts

37 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *