Tổng hợp câu hỏi tác phẩm: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn

Bài này sẽ khái quát phần Tác giả, một số nội dung chính về Tác phẩm và hệ thống các câu hỏi về tác phẩm: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh có trong đề thi vào lớp 10 môn Văn.

Xem thêm: Tác giả, tác phẩm, các dạng đề: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 – 1775) trong nước vô sự, Thịnh Vượng (Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Việc xây dựng đền đài cứ liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hồ vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt kín khăn, mặc áo như đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán.

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 3 tới câu 7:

Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.

Câu 3: Trong đoạn trích trên câu nào sử dụng biện pháp liệt kê, nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Hình ảnh chúa trong đoạn trích trên được thể hiện như thế nào?

Câu 5: Nhận xét thái độ của tác giả trong đoạn trích trên.

Câu 6: Nhận xét cách ghi chép của tác giả.

Câu 7: Ấn tượng về cảnh đêm nơi vườn chúa được miêu tả thế nào?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 8 tới câu 12

Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậy trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.

Câu 8: Đoạn trích trên sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào?

Câu 9: Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng nhưng thủ đoạn nào?

Câu 10: Hình ảnh người dân trong đoạn trích như thế nào?

Câu 11: Qua đoạn trích em cảm nhận về tình trạng nước ta thời vua Lê – Trịnh thế nào?

Câu 12: Theo em thể văn tùy bút có gì khác so với những thể truyện các em đã học ở bài trước.

Câu 13: Qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, em có nhận xét gì về cách viết kí của Phạm Đình Hổ.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2: Nội dung: Thói ăn chơi xa đọa của vua chúa và nhũng nhiễu của bọn vua chúa, quan lại thời Trịnh được Phạm Đình Hổ miêu tả rất cụ thể, sinh động.

    + Chúa cho xây dựng đền đài, cung điện ở khắp nơi liên miên, thỏa ý thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp.

    + Chúa bày ra các cuộc dạo chơi tốn kém ở li cung: tháng ba lần, huy động binh lính dàn hầu bốn mặt hồ.

    + Nơi linh thiêng của phật giáo cũng trở thành nơi hòa nhạc của bọn vũ công.

Câu 3: Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê: “Buổi ấy, biết bao nhiêu những loại trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.

Các từ ngữ liệt kê: trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh.

    – Nhấn mạnh những thứ quý hiếm trong dân gian đều bị chúa ra sức vơ vét, chiếm làm của riêng. Chúa Trịnh là kẻ tham lam, tàn ác.

Câu 4: Hình ảnh chúa Trịnh trước ngòi bút miêu tả của tác giả Phạm Đình Hổ.

    – Dùng quyền lực để cướp bóc những thứ của quý trong thiên hạ về tô điểm cho phủ chúa.

    – Cảnh điển hình của cuộc cướp đoạt: bọn lính tráng khiêng một cây đa cổ thụ về phủ chúa.

    – Tác giả miêu tả kĩ lưỡng, công phu, bằng ngôn từ chân thật, sống động.

Câu 5: Tác giả thể hiện thái độ căm ghét, phẫn nộ trước hành động tham lam của bọn quan lại, đặc biệt là hành động cướp bóc thức quý hiếm trong dân gian của chúa.

    – Tác giả đau xót trước hiện trạng đất nước ngày càng suy yếu, còn vua chúa sa đọa, quan lại thì nhũng nhiễu, vơ vét đầy túi.

Câu 6: Cách ghi chép của tác giả trong đoạn trích: ngòi bút chân thực, việc ghi chép cụ thể, sinh động.

Câu 7: Cảnh tượng vườn đêm của chú được miêu tả bằng một câu liệt kê dài: “ Mỗi khi cảnh đêm thanh vắng… là triệu bất thường.”

    – Cảnh được miêu tả là cảnh thực, gợi lại cảm giác ghê rợn trước cái tan tác, đau thương chứ không phải cảnh yên bình.

    – “Triệu bất thường”, hình ảnh ẩn dụ cảnh bất thường của đêm thanh vắng như báo trước sự suy vong tất yếu của triều đại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ.

Câu 8: Đoạn trích trên sử dụng phương thức tự sự là chủ yếu.

Câu 9: Sự tham lam, nhũng nhiễu của bọn quan lại ở phủ chúa.

    – Thời chúa Trịnh Sâm, bọn quan lại lớn nhỏ trong phủ đều được sủng ái, chúng là tay chân đắc lực bày ra các trò ăn chơi, hưởng lạc cho chúa.

    – Chúng ỷ thế vào chúa để ra ngoài ăn chơi, hưởng lạc, sách nhiễu dân chúng: “bọn hoạn quan cung giám thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm”.

    – Bọn quan lại ra sức cướp bóc, trấn lột khắp nơi, chúng “vừa ăn cướp vừa la làng”.

Câu 10: Hình ảnh người dân khốn đốn, khổ cực, bị vu oan, bị đòi tiền trước những cuộc ăn cướp của bọn quan lại, tay sai.

    + Nhà giàu bị họ vu cho giấu của cung phụng, phải bỏ của ra kêu van chí chết.

Câu 11: Cảm nhận về tình trạng của đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh.

    – Thời đại phong kiến Lê Trịnh là thời đại thối nát, mục ruỗng, quan lại không chăm lo cho dân chúng mà ra sức cướp bóc, hà hiếp dân chúng.

    – Vua chúa bày ra những trò lố lăng, kịch cỡm, tốn kém để ăn chơi, tiệc tùng.

    – Nhân dân không chỉ chịu đói khổ mà còn chịu ấm ức bởi bị ấm ức vì bị bóc lột, ăn cướp.

    → Triều đại thối nát, mục riễng dự báo tiền đồ, triều ấy sụp đổ là điều không tránh khỏi.

Câu 12: Sự khác nhau giữa tùy bút với thể truyện mà em đã học từ trước.

Câu 13: Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ khẳng định bước tiến lớn trong nghệ thuật viết kí sự thời trung đại. Qua đoạn trích cho thấy:

    + Cách viết linh hoạt, lối ghi chép tự nhiên, mạch lạc, logic.

    + Lối viết chân xác, cụ thể với nhiều thông tin đáng tin cậy.

    + Sự kết hợp giữa cách tái hiện hiện thực khách quan, điềm đạm tưởng chừng như tác giả lạnh lùng của tác giả với những chi tiết được đưa vào tác phẩm một cách đầy đủ dụng ý.

    + Tùy bút của tác giả không bóng bẩy, hoa mĩ như thường thấy ở các cây bút hiện đại nhưng chất trữ tình của thiên bút kí vẫn toát lên qua những cảm xúc được gửi qua những trang viết.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *