Thuyết minh chiếc kính đeo mắt lớp 8 hay đầy đủ

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy. Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về kính đeo mắt hay trong chương trình lớp các bạn có thể tham khảo ngắn gọn nhưng đầy đủ các phần

Các bài viết về chủ đề Thuyết minh chiếc kính đeo mắt được quan tâm :

  • Dàn ý Bài viết số 3 lớp 8 đề 1: Thuyết minh chiếc kính đeo mắt

Kính mắt là một vật dụng rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Kính không chỉ có vai trò điều trị các tật khúc xạ của mắt mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ với nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, ta sẽ bắt gặp đề bài Thuyết minh về chiếc kính mắt. Khi làm dạng bài này cần thuyết minh về nguồn gốc của chiếc kính mắt, cấu tạo, công dụng, thuyết minh về cách sử dụng, bảo quản cho hợp lí. Dưới đây là hai bài văn mẫu cho đề bài trên. Hy vọng với hai bài văn mẫu này, các bạn sẽ hoàn thành bài tập thật tốt.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ KÍNH ĐEO MẮT LỚP 8 HAY NHẤT

Kính mắt là một vật dụng rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Kính không chỉ có vai trò điều trị các tật khúc xạ của mắt mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ với nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú.

Ít ai biết chiếc kính đầu tiên ra đời khi nào. Nhưng theo các tài liệu cổ ghi lại kính có từ thế kỉ XIII và phổ biến rộng rãi ở phương Tây. Đến thế kỉ XV, kính xuất hiện ở Châu Âu nhưng kính còn rất cổ điển, chưa có gọng để gác lên tai và chủ yếu dùng cho người có địa vị trong xã hội. Mãi đến năm 1730 đến đầu thế kỉ XVIII, một chuyên gia khoa học ở Luân Đôn đã sáng chế ra hai gọng kính để mắt kính có thể mắc vào tai một cách chắc chắn. Đến năm 1748, một kỹ sư tên là Bedzamin Franklin, người Đức, đã sáng tạo ra chiếc kính với hai tiêu điểm đầu tiên. Đến năm 1887, kính áp tròng lần đầu tiên ra đời.

Xét về cấu tạo, chiếc kính hiện đại ngày nay có ba bộ phận chính là mắt kính, gọng kính và giá đỡ. Gọng kính đeo vào tai để khi keo kính không bị rơi. Gọng thường được làm từ kim loại, nhựa hay mê ca gắn với mắt kính bởi hai con ốc vít chắc chắn. Mắt kính hay còn gọi là tròng kính được làm bằng nhựa chống trầy hoặc thủy tinh nhưng cần tuân theo quy tắc chống tia UV và tia cực tím. Những loại kính này được tráng một lớp chất đặc biệt có màu xanh, khả năng chống tia cực cao, hơn hẳn những loại chỉ có nhựa hay thủy tinh. Hình dáng mắt kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật… Giữa hai mắt kính có giá đỡ đệm bằng cao su để gác lên mũi. Giá đỡ đệm thường làm bằng nhựa dẻo để tránh gây thương tích cho người sử dụng và thường có màu trong suốt. Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít… Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

Kính mắt có rất nhiều công dụng. Đối với những người bị tật khúc xạ thì kính được coi là vật bất ly thân, vì nó giúp họ điều chỉnh mắt để nhìn tốt hơn và bảo vệ mắt. Đối với những người không bị cận thị, viễn thị, loạn thị,… thì kính cũng rất cần thiết. Khi chúng ta đi ra đường vào mùa hè thì những chiếc kính râm là lựa chọn tối ưu để bảo vệ mắt, tránh những tia cực tím có hại. Những người thợ hàn, thợ lặn, vận động viên bắn súng cũng không thể không có cho mình một chiếc kính. Các cụ già thường đeo kính lão vì khi có tuổi, mắt không thể điều tiết, khiến người già không thể nhìn thấy vật ở gần cũng như ở xa. Những người làm việc lâu ngày ở công ty, cơ quan, những người tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như máy tính, laptop cần đeo kính để chống mỏi mắt.

Một chiếc kính to, cồng kềnh khá là bất tiện trong cuộc sống, vì thế người ta đã phát min ra một loại kính nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt, gọi là kính áp tròng. Loại kính này vừa điều trị được các tật khúc xạ của mắt, vừa đem lại sự tiện lợi khi hoạt động. Nhưng vì thiết kế nhỏ gọn, lại đặt sát với mắt nên khi sử dụng sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành. Nếu người đeo chủ quan, không lựa chọn kỹ loại kính, đeo phải kính kém chất lượng, lâu dần ,mắt sẽ khó điều tiết, dẫn đễn nhiều bệnh lí.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước… Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ…

Kính ngoài công dụng bảo vệ mắt, còn được coi như là một món đồ trang sức, tô điểm cho mắt và khuôn mặt. Mọi người thường đeo những chiếc kính 0 độ, đi kèm với các phụ kiện như túi xách, lắc, dây chuyền…tôn thêm vẻ trang trọng, quý phái. Với các bạn trẻ, chiếc kính làm nổi bật phong cách cá tính, “xì tin” hay kiểu “tri thức” mà bạn bè vẫn thường gọi nhau.

Chiếc kính mắt rất quan trọng trọng trong đời sống của mỗi người. Vì thế, mỗi người hãy bảo vệ chiếc kính đúng cách để nó luôn là người bạn đồng hành bảo vệ đôi mắt – cửa sổ của tâm hồn.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ KÍNH ĐEO MẮT

Người ta nói: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Vì vậy, chúng ta phải biết bảo vệ đôi mắt của mình cho thật tốt. Một trong những dụng cụ hữu hiệu bảo vệ cho “cửa sổ tâm hồn” chúng ta có thể sạch và sáng nhất, không gì khác ngoài chiếc kính đeo mắt.

Vào năm 1266, ông Rodger Becon, người Italia đã bắt đầu biết dùng kình lúp để có thể nhìn thấy rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Và sự ra đời của những cuốn sách in đã tạo động lực cho việc nghiên cứu và sản xuất kính. Vào thế kỉ XV, những cặp kính được sản xuất chủ yếu ở miền bắc nước Italia và miền nam nước Đức. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin, người Đức, đã sáng tạo ra chiếc kính với hai tiêu điểm đầu tiên.

Trong xã hội phát triển hiện nay, những chiếc kính có kiểu dáng, màu sắc và chất liệu ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, chúng vẫn có những cấu tạo chung nhất định. Một chiếc kính thông thường có hai bộ phận: tròng kính và gọng kính. Gọng kính là bộ khung của kính, có nhiệm vụ nâng đỡ tròng kính. Gọng kính có thể làm bằng kim loại nhưng chủ yếu vẫn là gọng nhựa vì sự bền, nhẹ của nó. Gọng kính gồm hai mắt hình tròn hoặc elip được nối với nhau bởi một khớp rất nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai, phần trước đỡ lấy tròng kính. Tròng kính là bộ phận quan trọng nhất của kính. Tròng kính có hình dạng phong phú, phụ thuộc vào hình dáng gọng kính. Chất liệu làm tròng kính có thể là nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều phải tuân theo quy tắc chống tia UV và tia cực tím. Ngoài ra, kính đeo mắt còn có thêm một số bộ phận phụ như ốc, vít, … để hàn gắn các bộ phận lại với nhau. Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng. Cùng với kính gọng như trên, còn có một loại kính khác: kính áp tròng. Loại kính này đặc biệt nhỏ, mỏng và được đặt áp sát vào mắt. Riêng với loại kính này, khi sử dụng, phải có sự hướng dẫn và cho phép của các bác sĩ chuyên ngành.

Chiếc kính phong phú, đa dạng với nhiều công dụng và chức năng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của mọi người. Với những người mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, … kính giúp cho học khắc được hạn chế về khoảng cách và điểm nhìn của mình, nhìn được rõ và chính xác những người, những chuyện diễn ra xung quanh mình. Đối với những người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao, … thì kính chính là người bạn đồng hành hữu ích giúp cho họ tránh bị nước, tuyết hay gió bụi bay vào mắt và ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động, đam mê. Giữa những ngày hè oi nóng, chói chang, chiếc kính chính là một trong những vật dụng không thể thiếu để bảo vệ mắt khỏi tia UV và những tia sáng độc hại khác. Một chiếc kính với đầy đủ những màu sắc, hình dáng và chất liệu được yêu thích sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để phối đồ và làm đẹp con người. Một chiếc kính có thể làm bạn đẹp và quyến rũ hơn thì sao? Một vật dụng nhỏ bé nhưng mang trong mình rất nhiều những giá trị khác nhau.

Kính là một vật hữu ích, đòi hỏi có sự bảo quản cho thật tốt. Nên sử dụng kính có điều độ và đúng cách để bảo vệ mắt. Đeo kính trong thời gian quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và thích nghi khi bỏ kính, khiến mắt bị mỏi và nhức. Trong quá trình học tập và làm việc, nếu đeo kính phù hợp và đúng cách sẽ giúp chúng ta tránh khỏi đau đầu, nhức mắt, mệt mỏi. Để chọn lựa một chiếc kính tốt, phù hợp với mình, cần nghe sự tư vấn của bác sĩ trong lĩnh vực. Khi đeo kính, lấy kính nên dùng cả hai tay. Sau khi dùng xong, cần lau chùi cẩn thận cho kính sáng và bỏ vào hộp đựng kính để tránh đồ vật bị vỡ hay hỏng.

Chiếc kính đã đồng hành cũng con người trong cả những hoạt động, công việc trong cuộc sống cũng như trên hành trình tiếp nhận tri thức trong giảng đường. Chiếc kính sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu với con người trên con đường đến với thành công và tri thức.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *