Tân ngữ là gì trong tiếng Anh và cách sử dụng chi tiết

Thuật ngữ “Tân ngữ” là một khái niệm không còn lạ tai đối với nhiều người theo học tiếng Anh.  Tuy là một khái niệm đơn giản, rất nhiều bạn vẫn nhầm lẫn vai trò và cách sử dụng tân ngữ hợp lý. Hãy cùng Tienganhduhoc.vn giải đáp câu hỏi tân ngữ là gì và cách áp dụng tân ngữ linh hoạt nhé!

Cấu trúc cơ bản nhất trong tiếng Anh: Noun + Verb + Object

Xem thêm bài viết khác:

1. Tân ngữ là gì?

Tân ngữ (Object) là từ hoặc cụm từ chỉ người hoặc vật bị tác động bởi chủ ngữ. Tân ngữ thường đứng sau động từ chỉ hành động (action verb) để hoàn thiện ý nghĩa của câu.  Hoặc cũng có thể dùng để thể hiện cho mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ.

Ví dụ

  • My friend is playing soccer.
  • Bạn tôi đang chơi bóng đá.

Trong ví dụ trên, soccer là tân ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ play Nếu không có tân ngữ soccer, câu sẽ không hoàn chỉnh về mặt ngữ nghĩa, gây khó hiểu cho người đọc.

Tầm Quan Trọng Của Tân Ngữ Trong Tiếng Anh

​Như đã nói ở trên, tân ngữ đảm nhiệm chức vụ biểu đạt, giúp làm rõ nghĩa của động từ, khiến câu trở nên dễ hiểu và truyền đạt nội dung chính xác hơn. Ngoài ra, tầm quan trọng của tân ngữ còn thể hiện ở việc nhiều động từ trong tiếng Anh cần có object để bổ sung nghĩa cho chúng.

​Nếu như các nội động từ (intransitive verbs) như run, cry, fall, die không cần có tân ngữ thì các ngoại động từ (transitive verbs) lại phải có tân ngữ đi kèm. Như các động từ: eat, break, cut, make, send, give,….

2. Các loại tân ngữ trong tiếng Anh

Có 2 loại tân ngữ: tân ngữ trực tiếp tân ngữ gián tiếp.

  • Tân ngữ trực tiếp (direct object): Người hoặc vật đầu tiên nhận tác động từ hành động.
  • Tân ngữ gián tiếp (indirect object): Chỉ vật hoặc người mà hành động xảy ra đối với (hoặc dành cho) vật hoặc người đó.

Thường dùng với giới từfor hoặc to.

Mẹo phân biệt: Nếu trong câu có hai tân ngữ, tân ngữ nào đứng trước là tân ngữ gián tiếp, tân ngữ nào đứng sau là tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ

  • Bill gave methe birthday present.
  • Bill tặng tôi quà sinh nhật.

Trong đó, metân ngữ gián tiếp, còn the birthday presenttân ngữ trực tiếp.

3. Phân loại các hình thức tân ngữ chính xác nhất

Danh từ (Noun)

Tân ngữ trong câu thường có dạng danh từ.

Ví dụ

  • Yesterday we made Korean food.
  • Ngày hôm qua, chúng tôi đã làm món ăn Hàn Quốc. 
  • He is studying Maths at the library.
  • Anh ấy đang học Toán tại thư viện.

Đại từ nhân xưng (Personal pronoun)

Khi các đại từ nhân xưng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ hay bổ ngữ, chúng sẽ có sự biến đổi.

Bảng quy đổi từ đại từ nhân xưng sang tân ngữ
Bảng quy đổi từ đại từ nhân xưng sang tân ngữ
Bảng quy đổi từ đại từ nhân xưng sang tân ngữ

Ví dụ

  •  I want to meet him in Vietnam.
  • Tôi muốn gặp anh ấy ở Việt Nam.
  • I told her not to do like that again.
  • Tôi bảo cô ấy đừng làm như vậy một lần nào nữa.

V-ing (Gerund phrase)

Sau đây là một số động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau nó phải là một danh động từ (V-ing):

V-ing (Gerund phrase)V-ing (Gerund phrase)
V-ing (Gerund phrase)

Vi dụ

  • I love eating potato chips.
  • Tôi thích ăn khoai tây chiên.
  • Anna suggest going to the airport to see what happened.
  • Anna đề nghị đi đến sân bay để xem chuyện gì đã xảy ra.

Động từ nguyên thể (to + verb)

Dưới đây là một số động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau nó phải là một động từ nguyên thể (động từ nguyên dạng infinitives):

Động từ nguyên dạng infinitivesĐộng từ nguyên dạng infinitives
Động từ nguyên dạng infinitives

Ví dụ

  • Bill decided to buy that house.
  • Bill đã quyết định mua căn nhà đó.
  • She plans to spend all the summer for volunteering.
  • Cô ấy lên kế hoạch dành cả hè để làm tình nguyện.

Cụm từ (Phrase)

Ví dụ

  • I would like to describe how to make a report effectively.
  • Tôi sẽ mô tả cách để làm bài báo cáo hiệu quả.
  • Don’t interrupt her! She understands what she is doing.
  • Đừng làm phiền cô ấy. Cô ấy biết mình đang làm gì.

Mệnh đề (Clause)

Ví dụ

  • He will tell us what he need.
  • Anh ấy sẽ nói cho chúng ta biết anh ấy cần gì.
Xem thêm:
Cách dùng và bài tập về other, another, the other có đáp ánCách dùng since/For, suggest, unless & bài tập có đáp án dễ hiểu

4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng tân ngữ

  • Các nội động từ (intransitive verbs) là những động từ không cần tân ngữ. Ví dụ như: fly, cry, jump, rush, roll,…
  • Một số động từ khác cần có tân ngữ trực tiếp hoặc cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp. 

Ví dụ: Who did break the chair?

Ai đã làm gãy cái ghế vậy?

Những động từ này được gọi là ngoại động từ (transitive verbs). Một số ngoại động từ thường gặp là push, buy, send, give, make, cut, eat, break,…

  • Một số động từ cần có 2 tân ngữ đi kèm. Tân ngữ thứ nhất là tân ngữ trực tiếp, tân ngữ thứ hai là tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ: I will send Lindathat funny video.

Tôi sẽ gửi cho Linda cái video hài hước đó.

Ta thấy trong ví dụ trên, có hai tân ngữ đứng cạnh nhau là Linda (tân ngữ gián tiếp) và that funny video (tân ngữ trực tiếp). Một số động từ tương tự thường rơi vào trường hợp này như: give, teach, buy, send, instruct, tell, offer,…

Tóm lại, tân ngữ tưởng không lạ hóa ra lại mang nhiều điều lạ không tưởng. Việc định nghĩa, sử dụng và phân loại các kiểu tân ngữ khi học tiếng Anhhay gây khó khăn và nhầm lẫn cho nhiều bạn. Vì thế, Tienganhduhoc.vn hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tân ngữ là gì mẹo sử dụng tân ngữ một cách khéo léo và hiệu quả hơn nhé.

Nguồn: https://tienganhduhoc.vn

Similar Posts

30 Comments

  1. I have read your article carefully and I agree with you very much. This has provided a great help for my thesis writing, and I will seriously improve it. However, I don’t know much about a certain place. Can you help me?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *