Tả cây tre Việt Nam lớp 7 bài văn biểu cảm về cây tre hay

Mỗi mảnh đất, mỗi vùng miền đều có những dấu hiệu đặc trưng, dù không được ghi tên trên bản đồ nhưng chúng ta đều biết ngay được. Còn nơi đâu có sắc hoa anh đào đỏ thắm và thơ mộng như đất nước Nhật Bản xinh đẹp. Hướng dẫn làm bài văn tả cây tre văn biểu cảm hay trong chương trình lớp 7 các bạn có thể tham khảo cho bài viết của mình.

Các bài viết về chủ đề tả cây tre được quan tâm :

  • Tả cây tre lớp 6
  • Dàn ý tả cây tre lớp 7
  • Dàn ý tả cây tre lớp 6

Những chiếc lá phong nhuộm đỏ cả thành phố và sắc trời làm nên quốc kì của xứ sở Canada. Nếu nhắc đến hoa hồng Sharon, đó không thể là nơi nào khác ngoài Hàn Quốc. Và nếu ở đâu có bức tranh cánh đồng lúa vàng ươm dưới những rặng tre xanh rì rào gió thổi, màu sắc và hương vị Việt Nam đã bay tới đó. Trong chương trình ngữ văn, các bạn sẽ được làm bài miêu tả cây tre lớp 7. Cây tre đã không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Nhưng có thể quan sát và miêu tả cây tre một cách chi tiết thì không phải là dễ. Bởi cây tre chỉ xuất hiện ở làng quê Việt Nam. Nếu bạn nào còn đang lúng túng với đề bài này, các bạn có thê tham khảo những bài viết sau. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VIẾT SỐ 1 MIÊU TẢ CÂY TRE LỚP 7 HAY ĐẦY ĐỦ

Những ngày mùa hè đầy nắng và gió, trên con đường ngoằn ngoèo về quê, tôi không hay chú ý đến các chỉ dẫn và biển báo, cổng chào ghi tên địa phương. Dấu hiệu nhận biết vùng quê của tôi, đó chính là lũy tre. Nhìn từ xa, thấy màu xanh thẫm ở một góc, tôi biết, tôi đã về đến quê rồi.

Rặng tre xanh ở ngay đầu cổng làng vừa là một dấu hiệu, lại cũng như là sự chào đón của quê hương đối với những đứa con xa xứ trở về. Màu xanh nhân lên bao hi vọng, sự tươi mới và cả dịu mát của chất nông thôn, của không khí mà chỉ ở đồng quê Việt Nam mới có.

Cây tre không giống với những cây đa, cây gạo, cây si, … cổ thụ khác, nó mọc thành khóm với nhau. Những gốc tre to bằng bắp tay người chụm lại với nhau, đợi nhau để cùng nhô lên khỏi mặt đất. Nếu các cây khác đòi hỏi đất màu mỡ, tươi tốt để sinh trưởng và phát triển thì với loại tre chính là loại cây hiền lành và chịu nhường nhịn nhất. Cuộc sống của tre gắn với những vùng đất khô cằn, nghèo nàn. Nhưng lại chính trên cái “đất sỏi, đất vôi bạc màu ấy”, màu xanh của tre lại càng trở nên diệu kì, thân tre lại càng trở nên cứng cáp và kiên cường. Bà tôi bảo, con người quê hương cũng giàu nghị lực, niềm tin và tinh thần bất khuất như tre vậy.

Thân tre càng cao lại càng nhỏ dần, từ màu ngả vàng lên màu xanh sẫm. Những thân tre được bọc bởi một chiếc áo khá nhẵn, chia thành từng khúc. Bà tôi bảo, đó là do chàng trai trong câu chuyện “Khắc nhập khắc xuất” làm nên. Những đốt tre nhiều vô kể, tạo thành các vòng lớn, rồi nhỏ dần cao vút lên đến tận trên. Quanh những vòng, những đốt tre ấy có những mầm tre mới nhú, cao lên trên thành các cành lá xum xuê. Thân đã gầy guộc, lá tre cũng nhỏ và mong manh. Những chiếc lá dài như cây đũa, mỏng, chia thành các gân lá rất rõ. Những chiếc lá hợp lại với nhau, chỉ đợi đến khi nàng gió đến để hợp với nhau tạo thành khúc nhạc đồng quê. Những âm điệu rì rào là lời của gió, hay là lời của tre kể về cuộc đời của mình, của những con người quê hương? Tôi cũng chẳng biết, những nó thực sự rất hay.

Cây nào mà chẳng có hoa, vậy tre có hoa không nhỉ? Bà tôi nói là có, nhưng không phải ai cũng được nhìn thấy hoa tre. Nó là kết quả của quá trình bền bỉ, lâu dài chịu đựng và tích lũy để làm nên hoa tre trăm năm mới có. Có lẽ là tôi chờ chưa đủ, nên giờ mới chưa thể thấy hoa tre.

Ở dưới những gốc tre, là những búp măng vừa mới nhú. Những búp măng màu xanh nhạt, có búp chỉ to hơn ngón tay cái, có búp đã trưởng thành, vươn lên đến hơn mười phân. Thân gầy guộc, lá mong manh mà những cây tre lập thành những lũy, những thành kiên cố. Những cây tre cao cứ thế cao hơn, ở dưới này, những cây tre con đang từ từ nhú. Quá trình ấy không phải ngày một ngày hai. Mất 5 năm để có được những mầm xanh 1 cm từ đất khô cằn. Nhưng chỉ cần 6 tháng để có cây tre cao 5m. Đó chính là sự quyết tâm bền bỉ, một ngày sẽ được báo đáp.

Lũy tre xanh tỏa mát, đã soi bóng một phần tuổi thơ tôi ở đó. Những buổi trưa hè, khi cũng lũ bạn, khi đi một mình, tôi lại chạy ra đây. Tôi thích được ngắm nhìn cái màu xanh của lá, quan sát từng búp tre xinh xắn và lắng nghe bài hát của chính chúng cất lên. Sự quan tâm của lũ trẻ chúng tôi còn là những chú chim đang làm tổ ở trên cây nữa. Có những đứa nghịch ngợm muốn trèo lên bắt chim nhưng lại bị tre cản trở không cho trèo lên. Chúng cũng có gia đình của chúng, không nên chia cắt chúng. Có lẽ tre muốn nói vậy.

Qua cánh cửa kình, những lũy tre làng dần khuất tầm mắt, lòng tôi lại dâng một nỗi luyến tiếc khó hiểu. Phải xa một vùng bình yên, xa những tâm hồn giản dị, mộc mạc và cao đẹp, thật không dễ dàng…

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 TẢ CÂY TRE Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM VĂN BIỂU CẢM

Làng quê Việt Nam tự bao đời bình yên sau những lũy tre làng, sau những làn khói rơm rạ của buổi chiều và cũng nhọc nhằn, vất vẻ trong những tháng năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nhưng dù có mang đặc điểm gì đi chăng nữa thì sau mỗi làng quê ấy luôn có bóng dáng của tre xanh tự ngàn đời:

  • “Tre xanh
  • Xanh tự bao giờ
  • Chuyện ngày xưa
  • Đã có bờ tre xanh.”

Tre đã in dấu vào hồn đất Việt như vậy đấy.

Những cây tre ở làng tôi có tự bao giờ, chẳng ai nhớ nữa rồi. Chỉ biết rằng, lớp lớp người thay thế, những khóm tre vẫn ở đó như thành chứng nhân chứng kiến bao sự thay da đổi thitk của thôn xóm, làng mạc. Cây tre dáng thẳng, thân tròn và khoác trên mình một tấm áo màu xanh .Tre không chịu mọc riêng lẻ, mà mọc từng bụi, giăng thành lũy. Lá tre xanh non, nhỏ, thuôn dài mảnh khảnh nhưng trong nó chứa một sự dẻo dai tràn sức sống. Khi tre chưa lớn, chúng là những mầm non măng mọc thẳng giống hình như cái búp. Những búp măng ấy trở thành biểu tượng cho các cháu nhi đồng chăm ngoan. Dáng tre vươn cao, hơi cong cong ở ngọn, sắc tre tươi, cứng cáp, dẻo dai như người dân Việt Nam muôn đời vậy. Khi có làn gió thoảng qua, những cây tre xanh thân gầy guộc rì rào trong gió như đang tấu lên một bản tình ca yêu đời, yêu quê hương, đất mẹ. Yêu biết mấy vào những đêm trăng sáng, ánh trăng lan tỏa moij con ngõ, chiếu rọi trên vạn vật, xuyên qua những kẽ lá, lúc đó, trên mặt đất tạo thành những chỗ chấm sáng lung linh đẹp biết bao.

 Tre như người lính dũng cảm, ngày đêm bảo vệ bình yên cho nhân dân xóm làng.Tre sống cùng với với nhân dân, cùng nhân dân lao động, tre dùng làm vũ khí chiến đấu khi mà đất nước ta công nghiệp còn khá hạn chế, tre cùng những anh dân quân xông vào trận chiến, tre xẻ lối đánh tan quân thù. Và khi đất nước bình yên, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc đổi mới, tre vẫn thế xanh , xanh mãi một màu tươi mới, phơi phới trong không khí dựng xây của muôn dân. Tre cùng người dân dựng nên những cột nhà vững chắc, thân tre gầy mà dẻo dai, chịu bao mưa nắng vẫn như thường. Tre nứa đan thành rổ, thành rá,… phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người, trở thành món đồ xuất khẩu để nâng cao đời sống con người.

Tre không chỉ đẹp vì có màu xanh tươi mới. Tre còn đẹp bởi sức sống tiềm tàng, trải qua bao năm tháng nhọc nhằn, tre vẫn đứng đó xếp nên thành nên lũy. Lối sống của tre mang tinh thần của dân tộc ta, đoàn kết một lòng chiến đấu chống quân thù, anh dũng, hiên ngang, bất khuất. Tre như mang trong mình dòng máu đỏ nhiệt huyết và kiêu hùng của đất Việt, vì vậy, nó đã thành chứng nhân lịch sử. Màu tre xanh hòa cùng màu máu đỏ lấp lánh ngôi sao vàng, tre đi cùng năm tháng, khắp mọi miền tổ quốc. Tre dù già rồi măng sẽ mọc,lớp lớp nối tiếp nhau như những thế hệ người Việt!

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và đất nước Việt Nam. Không chỉ là trong thời chiến mà đến hôm nay và mãi mãi mãi sau này, đó vẫn là hồn quê đất Việt để thương để nhớ trong trái tim bao người ngay cả khi đã xa quê đến một chân trời mới!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *