Suy nghĩ, bàn về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

Hướng dẫn làm bài văn bàn về giá trị,ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống hay nhất các bạn có thể tham khảo

Các bài viết về chủ đề lời nói được quan tâm :

  • Nghị luận “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
  • Dàn ý “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9
  • Dàn ý Bài viết số 6 lớp 7 đề 4: Giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống
  • Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) lớp 11
  • Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân lớp 11

Ông bà ta từng có câu:

  • “Lời nói chẳng mất tiền mua
  • Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Từ xưa, con người Việt Nam chúng ta đã luôn coi trọng vai trò và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Vì vậy, ông bà ta luôn dạy con cháu phải cẩn trọng mỗi khi dùng lời nói để tránh gây hiểu lầm hay mất lòng người khác. Lời nói tuy vô hình nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Lời nói, chính là sự đánh giá gần nhất nhân cách của một con người.

Bài văn dưới đây viết về vai trò và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Để làm được bài văn này, cần giải thích rõ lời nói là gì, nêu ra vai trò và ý nghĩa của nó và lí giải vì sao em có thể rút ra ý nghĩa như vậy. Hi vọng bài viết dưới đây có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các em viết tốt bài viết này.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA CỦA LỜI NÓI TRONG CUỘC SỐNG

“Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tâm hồn vốn đã héo khô.” Câu nói ấy là sự giải thích rõ ràng nhất về ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống, như vậy, vì sao lời nói lại có sức ảnh hưởng to lớn đến con người như thế?

Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ để tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa, lời nói còn thể hiện thái độ, hàm ý của chủ thể tạo ra nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng và để hiểu rõ mục đích giao tiếp mà người đối diện đang nhắc đến có lẽ cũng không phải điều gì quá ư dễ dàng, nhất là những câu nói mang đầy hàm ý.

Trước hết, lời nói được coi là một phương tiện giao tiếp cơ bản và bản năng nhất của riêng con người chứ không phải bất cứ loài động vật nào khác. Nó giúp con người biểu đạt những suy nghĩ và cách hiểu của mình, để mọi người có thể thấu hiểu những gì đối phương đang muốn thể hiện. Chúng ta giao tiếp hằng ngày với nhau bằng lời nói và chính lời nói lại trở thành một công cụ hữu hiệu và phổ thông nhất để loài người có thể tiếp cận đến suy nghĩ của nhau. Không có lời nói thì quá trình giao tiếp của ta sẽ trở nên chậm chạp và sẽ vô cùng khó khăn khi thay thế lời nói bằng một phương tiện giao tiếp khác.

Lời nói có khả năng tác động mạnh mẽ đến người khác hay với chính bản thân ta.  Lời nói có khi là kẹo ngọt dịu dàng, có khi là hoa hồng chứa gai nhọn nhưng nó cũng có thể là con dao sắc gây cho người khác bị tổn thương… Lời nói có thể đưa một con người lên tận đỉnh của vinh quang, của sự sung sướng, có thể giúp cho họ thêm sức mạnh, niềm tin, hạnh phúc, giúp cho một người trong cơn tuyệt vọng trở thành người vững tâm. Ngược lại, lời nói cũng có thể khiến cho người ta từ tuyệt vọng trở nên suy sụp hoàn toàn, làm tổn thương nặng nề, hay thậm chí, nó mang đến cái chết cho một người nào đó… Có khi ta lỡ lời, nhưng có những khi ta trở nên “độc ác”, ta muốn người nào đó thật đau khổ với điều mà ta đang nói nhưng ta không hề nghĩ tới hậu quả sau đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Chúng ta hay bị tổn thương bởi những lời nói dị nghị của những người xung quanh và chúng ta cũng rất dễ mỉm cười khi nghe những lời có cánh. Vì thế, lời nói được ví như một bông hồng, tuy có lúc nhan sắc của nó thật tuyệt với những cánh hoa mịn màng như nhung, nhưng có lúc chúng lại trở thành những lớp gai nhọn sẵn sang xuyên thấu và làm đau ta bất cứ lúc nào. Vì vậy, những lời nói có khả năng tác động to lớn đến một con người, cho nên mỗi khi ta định nói lên một điều gì đó, cần biết “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, phải biết rằng lời nói của mình sẽ đem đến điều gì nếu nó được nói ra. Bởi lẽ đôi khi sự vô tư quá mức lại khiến chúng ta thốt ra những lời nói không đáng nói, những lời không đáng được nghe.

Bởi mức độ ảnh hưởng to lớn như vậy nên trong cuộc sống, ta luôn phải biết cẩn trọng trước những lời nói của mình. Có những lúc ta buộc phải nói dối, như cách mà một vị bác sĩ nói dối về bệnh tật của một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, nhưng cần nhất vẫn là lúc chúng ta sống thật với chính mình, nói ra những lời thật lòng. Tuy nhiên đó không phải là thứ phát ngôn nhất thời của cảm xúc, chúng ta nói phải biết trước biết sau, biết thế nào là đúng, thế nào là không gây ác cảm cho mọi người. Những lời nói kia tuy đơn giản mà chẳng hề giản đơn, nó có thể trở thành thước đo nhân cách cho bất cứ ai vào bất kì thời điểm nào.

Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Hãy biết nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để bản thân được vui vẻ và nhận lại sự tôn trọng ở người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, cớ gì phải gây cho nhau những tổn thương không nên có?

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA CỦA LỜI NÓI TRONG CUỘC SỐNG

Ông cha ta đã đúc kết rằng ” lời nói gói vàng”. Chỉ bằng cách so sách mà đã gợi giá trị to lớn của lời nói trong cuộc sống, mỗi lời nói vô hình có giá trị như một gói vàng- một trong những kim loại quý nhất trên thế giới.

Lời nói là một công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ, giúp con người bộc lộ được những suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm, cảm xúc… từ đó mà làm cho nhân loại xích gần nhau hơn. Sở dĩ con người khác với con vật là bởi chúng ta có tiếng nói riêng của mình. Lời nói chính là kho tàng quý giá, một thứ tài sản của con người, kết tinh trí tuệ và vẻ đẹp của cả nhân loại. Trước hết, lời nói đánh dấu một bước tiến hóa của loài người, mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân loại. Ở đó, con người sẽ tiếp xúc và giao tiếp với nhau, bộc lộ, diễn đạt những tâm tư, nguyện vọng một cách trực tiếp mà không cần phải viết ra nên sẽ tiết kiệm thời gian, nói được nhiều điều mình muốn thể hiện. Lời nói rất quan trọng, nó có thể giúo bạn thành công nhưng cũng có thể làm bạn thất bại. Những người thành đạt như cựu tổng thống Mĩ B. Obama, giám đốc tập đoàn Alibaba- Jack Ma hay chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những người có khả năng sử dụng lời nói trong giao tiếp một cách đúng đắn, chính xác, thông minh và tế nhị bởi thế mà lời nói của họ dễ đi vào lòng người, tạo nên sự thuyết phục, những thiện cảm và dấu ấn trong lòng người nghe. Trong lĩnh vực kinh tế hay ngoại giao, mọi thành công hay thất bại phần nhiều là nhờ vào lời nói. Bên cạnh đó, thông qua lời nói mà ta xác lập được những mối quan hệ với mọi người xung quanh bởi lẽ mỗi cá nhân không tồn tại đơn lẻ, họ sống trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với cộng đồng. Bên cạnh đó, lời nói là thước đo văn hóa của con người. Ai đó sẽ không đánh giá cao nếu bạn là người ăn nói vô duyên, thô tục, cọc cằn. Và ngược lại, bạn sẽ có ấn tượng tốt trong lòng người khác nếu bạn biết sử dụng lời nói một cách tế nhị, lịch sự, có học thức và có văn hóa.Bởi thế mà ông cha ta thường nói:

  • “Đất xấu trồng cây khẳng khiu
  • Những người thô tục nói điều phàm phu
  • Đất tốt trồng cây rườm rà
  • Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”.

Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy giá trị của lời nói? Dân gian đã đúc rút: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” tức là mỗi lời ta nói ra phải có mục đích, có chủ ý và được biểu đạt một cách lịch sự, tế nhị nên trước khi nói điều gì, bạn hãy suy nghĩ thật chín. Lời nói dại dột nhất được bật ra là khi ta đang có những cảm xúc tiêi cực như tức giận, nóng nẩy, ghen tuông… bởi khi đó rất hiếm người làm chủ và kiềm chế được bản thân. Vốn dĩ “Lời nói chẳng mất tiền mua” nên hãy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp cao và để lại thiện cảm trong lòng người khác. Lời ăn tiếng nói là một kĩ năng sống quan trọng, cần thiết nhưng không phải ngày một ngày hai mà ta có thể ăn nói văn hóa mà đó là cả một quá trình rèn luyện, tiếp thu và học hỏi để hoàn thiện bản thân. Ngày nay, khi đất nước đang hội nhập cùng thế giới, con người cũng nên trau dồi cho bản thân vốn ngoại ngữ song cũng không nên bỏ quên ngôn ngữ mẹ đẻ, hội nhập để làm phong phú cho vốn tiếng Việt.

Tôi và bạn, những người trẻ tuổi hãy bắt đầu trau dồi lời hay ý đẹp ngay từ bây giờ bởi ông cha ta đã dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Bởi vì giá trị của lời nói trong cuộc sống thật to lớn.

Similar Posts

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *