Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm lớp 8 hay đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Ôn tập luận điểm lớp 8
  • Soạn bài Bàn luận về phép học lớp 8

Trong chương trình lớp 8, chúng ta sẽ được tiếp cận và làm quen với một phương thức biểu đạt mới là nghị luận. Trong các bài văn nghị luận, chúng ta cần xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm sẽ tương ứng với một phần trong bài, chứa ý chứng minh cho vấn đề ta đang bàn bạc. Muốn làm tốt bài văn nghị luận, chúng ta cần thực hành viết các đoạn văn trình bày luận điểm. Qua bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm này, chúng ta sẽ biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo cách quy nạp hay diễn dịch, rèn kĩ năng nhận diện, phân tích đề văn nghị luận, xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm lớp 8 hay đầy đủ nhất

SOẠN BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

I- Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

Câu 1 trang 81 SGK văn 8 tập 2:

Đoạn văn a:

  • Câu chủ đề: Thật là chốn tụ hội… đế vương muôn đời
  • Câu chủ đề nêu luận điểm nằm ở cuối đoạn trích
  • Đây là đoạn văn quy nạp

Đoạn văn b:

  • Câu chủ đề: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước
  • Câu chủ đề đặt ở đầu đoạn
  • Đây là đoạn văn diễn dịch

Câu 2 trang 81 SGK văn 8 tập 2:

a. Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm

Luận điểm của đoạn văn: “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới phát hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra”

b. Cách lập luận tương phản: Đặt chó bên cạnh người, quý chó bên cạnh giọng chó má với người bán chó. Cách lập luận này làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ

c. Cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ, nếu thay đổi thì sẽ không thể làm sáng tỏ cho luận điểm

d. Những cụm từ đặt cạnh nhau giúp đoạn văn xoáy sâu vào luận điểm và vấn đề

II- Luyện tập Viết đoạn văn trình bày luận điểm lớp 8

Câu 1 trang 81 SGK văn 8 tập 2:

a. Cần tránh lối viết lan man, dài dòng

b. Đam mê của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ

Câu 2 trang 82 SGK văn 8 tập 2:

Luận điểm: Tế Hanh là một người tinh tế

Luận cứ:

  • Thơ ông đã ghi được đôi nét rất chân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương
  • Thơ ông đưa ta vào một thế giới rất gần gũi
  • Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến

Câu 3 trang 82 SGK văn 8 tập 2:

a. Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Thông qua việc làm bài tập, chúng ta sẽ được củng cố và học cách vận dụng các kiến thức đã học trên lớp. Nếu không làm bài tập, lý thuyết chỉ là lý thuyết suông, không thể áp dụng vào thực tiễn. Hơn thế, làm bài tập sẽ giúp chúng ta hoàn thiện hơn về mặt kiến thức, có cơ hội kiểm nghiệm những gì đã học được vào thực tiễn

b. Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Học vẹt chỉ là học thuộc lòng mà không hiểu bản chất, giống như con vẹt học tiếng người. Học vẹt còn khiến chúng ta trở nên thụ động, không tự mình suy nghĩ, tìm hiểu kiến thức. Vì thế, nó có hậu quả vô cùng to lớn, làm thui chột khả năng sáng tạo, độc lập suy nghĩ của học sinh.

Câu 4 trang 82 SGK văn 8 tập 2:

Các luận cứ chứng minh cho luận điểm: “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu”:

  • Mục đích của văn giải thích là để người đọc hiểu rõ hơn một vấn đề, một luận điểm nào đó
  • Giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ tiếp thu
  • Viết dễ hiểu là viết rõ ràng, rành mạch, cụ thể, phù hợp với trình độ của người đọc

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm lớp 8
  • Soạn bài Thuế máu lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *